BÀI LIÊN QUAN
Home » Chuyên mục Ho tieu
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ho tieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ho tieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hồ tiêu Việt Nam có năng suất xếp vào loại cao nhất thế giới. |
Theo TS Lê Ngọc Báu việc diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây thâm canh cao độ sẽ là những yếu tố khiến mặt hàng này đứng trước nhiều thách thức nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.
Theo TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, trong 3 năm trở lại đây, ngành hồ tiêu của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng.
Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.
Đặc biệt, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đã đạt 2,16 tấn tiêu khô một ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới và đạt sản lượng 146.000 tấn, tăng 36.000 tấn so với năm 2011 và tăng 133.000 tấn so với năm 1997.
Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành hồ tiêu ở Tây Nguyên cũng như cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh cao độ, nhiều vườn tiêu bị hủy diệt do sự phá hại của sâu bệnh… gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
TS Lê Ngọc Báu kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành chức năng, các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, nhất là đưa các hộ nông dân sản xuất nhỏ, lẻ như hiện nay thành các nhóm hộ, tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã kiểu mới… với hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp nhận với các tiến bộ kỹ thuật, thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào để không những hạn chế qua khâu trung gian mà còn đảm bảo chất lượng vật tư.
Mặc dù là một trong những nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu.
Thực tế, trong sản xuất hồ tiêu hiện nay đã có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và nhiều kinh nghiệm quý cùng với các tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao thành công cần sớm được tổng kết, nhân rộng cũng như hoàn thiện, ban hành quy trình canh tác hồ tiêu bền vững.
Trong sản xuất, sinh trưởng cây tiêu trồng trên cây trụ sống (phổ biến các cây lồng mứt, keo dậu, mít, vông gai, anh đào giả, muồng cườm, gòn) trong những năm đầu có chậm hơn so với trồng trên các cây trụ gỗ chết, trụ bê tông nhưng vào thời kỳ kinh doanh ổn định, các vườn tiêu trụ sống có lợi thế hơn về chiều cao trụ nên thu được năng suất cao không thua kém các loại trụ khác.
Đặc biệt, qua nghiên cứu cho thấy, nhờ có độ che bóng nhất định của tán lá cây trụ mà vườn trụ sống không những có năng suất tiêu ổn định hơn, ít khi có hiện tượng kiệt sức do quá sai quả như ở các vườn tiêu trồng trên trụ chết mà còn tỷ lệ vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm ở vườn tiêu trồng trên trụ chết cao hơn gấp 5 lần so với vườn trồng bằng trụ sống.
TS Lê Ngọc Báu cũng đưa ra các giải pháp kỹ thuật như biện pháp tạo bồn, đào mương thoát nước, bón phân hữu cơ góp phần hạn chế sự lây lan, phát triển của bệnh chết nhanh, quản lý sâu bệnh hại trên cây tiêu bằng biện pháp tổng hợp, tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về cây hồ tiêu từ việc chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác đến phòng trừ sâu bệnh để tạo điều kiện phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.
Theo Vietnam Plus
Giữa lúc nhiều loại hàng hóa trên toàn cầu - từ dầu thô, đến quặng sắt và đậu nành - đồng loạt rớt giá, nông dân trồng tiêu của Việt Nam lại phấn khởi vì được giá.
Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.
Giám đốc toàn cầu ngành gia vị và nguyên liệu rau xanh Greg Estep tại Olam International Ltd cho biết lượng tiêu thụ đã vượt cung trong gần 8 năm qua, do nhu cầu gia vị tăng vì người châu Á dùng nhiều thịt hơn trước kia.
Sự gia tăng trong thị trường xuất khẩu hạt tiêu trị giá 2,5 tỉ USD trái ngược với tình hình sụt giảm giá hàng hóa trong 4 năm liền do dư cung.
Dữ liệu IPC cho biết sản lượng toàn cầu đạt 375.800 tấn - không đổi so với thập niên trước, dù xuất khẩu tăng 23% lên 278,033 tấn. Tỉ lệ dự trữ /lượng tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu hiện nay ít hơn 10% - giảm từ 75% trong năm 2004.
TÌNH HÌNH HỒ TIÊU TẠI VIỆT NAM
Việt Nam thu hoạch tiêu từ tháng 2 - 4. Cây tiêu thân leo phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới, cao hơn 460m so với mực nước biển.
Năm 2013, Việt Nam thu hoạch 122.000 tấn hạt tiêu, trong khi Indonesia sản xuất 63.000 tấn và Ấn Độ 58.000 tấn.
VPA đánh giá diện tích hồ tiêu cả nước hiện đã vượt trên 60.000ha trong khi quy hoạch của Bộ NN&PTNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ ở mức 50.000ha.
Mặc dù sản lượng tăng nhưng giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với các nước. Cụ thể giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trung bình 9.000 - 10.000 USD/tấn trong khi giá tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ lên đến 12.000 - 13.000 USD/tấn. Giá thu mua tiêu trong nước đã vượt mức 200.000 đồng/kg, cao nhất trong lịch sử. Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nguồn: Báo tuổi trẻ
Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu khi chiếm tới 50% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lưu thông, bình ổn giá cả và thị trường.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam - duy trì vị thế ông lớn. |
14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.
Theo Bộ Công Thương, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và năm 2014, xuất khẩu hạt tiêu đạt hơn 1,2 tỷ USD với khối lượng 156 nghìn tấn, tăng 17% về khối lượng và tăng 35% về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt gần 8 nghìn USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam hiện chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu tiêu toàn thế giới.
Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường tiêu thụ nhiều hạt tiêu nhất của Việt Nam, đạt mức tăng trưởng 39,42% về kim ngạch trong năm 2014 với trị giá 254,92 triệu USD, chiếm 21,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Đứng thứ 2 là thị trường Singapore, với kim ngạch đạt 106,58 triệu USD, chiếm 8,87%, tăng 67,41%. Tiếp đến thị trường U.A.E đạt giá trị 83,63 triệu USD, tăng 51,58%, chiếm 6,96%; thị trường Ấn Độ chiếm 6,44%, với 77,33 triệu USD, tăng mạnh 113,66%; thị trường Hà Lan chiếm 6,26%, đạt kim ngạch 75,25 triệu USD, tăng 22,33%.
Đáng lưu ý, mức tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất năm 2014 thuộc về các thị trường Pakistan (tăng 120,29%, đạt 34,12 triệu USD); Ấn Độ (tăng 113,66%, đạt 77,33 triệu USD); Malaysia (tăng 108,03%, đạt 12,81 triệu USD).
Thực tế cho thấy, chuỗi giá trị hạt tiêu toàn cầu đã có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiêu hiện khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm 70% sản lượng xuất cả nước. Họ cũng là những doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng mô hình liên kết chuỗi hiệu quả như trực tiếp cùng nông dân tổ chức canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, IPCGap…
Đây là các phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ để có sản phẩm an toàn, chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, xâm nhập trực tiếp vào thị trường cao cấp. Năm 2014, các doanh nghiệp cũng tăng mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá cả gia tăng cao hơn.
Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo, năm 2015, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới vẫn tăng, ước khoảng 416 nghìn tấn và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, cần củng cố nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư cho chế biến sâu, chế biến sạch và đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu để khai thác thị trường mới, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2015, Việt Nam dự kiến tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại mới quan trọng có mức độ cam kết sâu, đặc biệt tại các thị trường như EU, Hoa Kỳ, khu vực ASEAN. Điều này tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến và sản xuất hạt tiêu và trong tiến trình đó, tập trung xây dựng các doanh nghiệp mạnh dẫn dắt thị trường để phát triển bền vững là một chiến lược cần thiết.
Nguồn: Báo Công Thương
Theo Business Line, dự kiến sản lượng hạt tiêu Ấn Độ năm nay sẽ cao hơn so với mức trung bình, nhưng không có khả năng “tăng gấp đôi hoặc gấp ba” như ước tính ban đầu. |
Vụ mùa ở Karnataka, một trong hai bang trồng hồ tiêu chính, được ước tính tăng 30 – 35% so với mức bình thường trong khoảng 35.000 - 40.000 tấn, theo những nông dân trồng hồ tiêu ở các vùng Sakleshpur và Chikmagaluru cho biết.
Sản lượng của bang Karnataka có thể ở trong khoảng 50.000 tấn theo ước tính hiện nay, nông dân Sunil cho biết. Trong khi một số nông dân trồng hồ tiêu khác trong bang thì cho rằng sẽ trong khoảng 70.000 – 80.000 tấn. Thu hoạch tiêu vụ mới đã được bắt đầu ở vùng Sakleshpur và Chikamagaluru.
Hiện nay, các đại lý đã chào bán hạt tiêu vụ cũ với giá 650 Rupi/kg trên cơ sở tiền mặt và tự chuyển đi. Tại một số khu vực trong bang, hạt tiêu vụ mới đã được chào bán giá 450 Rupi/kg.
Theo Uỷ ban Gia vị, diện tích hồ tiêu ở Karnataka là 21.061 ha với sản lượng 16.000 tấn trong vụ năm 2011/12. Diện tích ở đây đã tăng hơn gấp đôi kể từ đó, người trồng tiêu cho biết. Cây hồ tiêu mới sẽ cho hạt sau khi trồng 3 – 5 năm và cho năng suất tốt kể từ năm thứ 5 trở đi.
Trong vụ năm 2011/12, sản lượng tiêu ở bang Kerala 16.500 tấn so với tổng diện tích 172.182 ha. Nhưng người trồng hồ tiêu cho biết một diện tích lớn đất canh tác hiện chỉ là trên giấy. Số lượng cây tiêu có thể ít hơn vài lần.
Tổng sản lượng của vụ năm 2013/14 đã được ước tính vào khoảng 35.000 tấn, bao gồm cả số tồn kho thấp và dự báo sản lượng 2014/15 có thể đạt 70.000 – 75.000 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa được dự báo ở mức khoảng 45.000 – 48.000 tấn.
THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM 2014
Năm 2014, sau 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã cán mốc 1,1 tỷ USD. Đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đã về đích ngoạn mục với trên 1,2 tỷ USD. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1/2015, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 49 triệu USD.
Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu Việt Nam được xếp vào nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới. Tại Hội nghị Hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VPA - cho biết, vị thế hạt tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu trong 14 năm liền. Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, hiện nay, hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia.
Về thị trường, Hoa Kỳ, Singapore, UAE, Ấn Độ, Hà Lan là 5 thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam, chiếm đến 50% tổng xuất khẩu của mặt hàng này. Hạt tiêu Việt Nam, đặc biệt là hạt tiêu đen đang ngày càng “được lòng” hầu hết các thị trường. Hiện nay, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng và khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới.
Giữa lúc nhiều loại hàng hóa trên toàn cầu đồng loạt rớt giá, người trồng tiêu của Việt Nam phấn khởi vì được giá. Mức giá trung bình của hạt tiêu năm 2014 đạt trên 7.600 USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch tăng, giá tăng không những giúp đời sống của người dân trồng tiêu được bảo đảm mà còn giúp khẳng định vị thế hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nguồn: giatieu.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)