BÀI LIÊN QUAN
Home » Chuyên mục tai-lieu-tham-khao
Hiển thị các bài đăng có nhãn tai-lieu-tham-khao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tai-lieu-tham-khao. Hiển thị tất cả bài đăng
1. To be/get Used to + V-ing (quen làm gì)
Ví dụ: I am used to eating with chopsticks.
2. Would rather + V (infinitive) + than + V (infinitive) (thích làm gì hơn làm gì)
Ví dụ: She would rather play games than read books.
3. To prefer + Noun, V-ing + to + N, V-ing (Thích cái gì/làm gì hơn cái gì, làm gì)
Ví dụ: I prefer dog to cat hoặc I prefer reading books to watching TV.
4. Used to + V (infinitive) (Thường làm gì trong quá khứ và bây giờ không làm nữa)
Ví dụ: I used to go fishing with my friend when I was young.
Tự học tiếng anh qua các mẫu câu thông dụng |
Một số dạng khác:
– to be amazed at = to be surprised at + Noun/V-ing (ngạc nhiên về....)
– to be angry at + Noun/V-ing (tức giận về)
– to be good at, bad at + Noun, V-ing (giỏi/kém về...)
– by chance = by accident (adv) (tình cờ)
– to be/get tired of + Noun/V-ing (mệt mỏi về...)
– can’t stand, help, bear, resist + V-ing (không nhịn được làm gì...)
– to be keen on, to be fond of + Noun/V-ing (thích làm gì đó...)
– to be interested in + Noun/V-ing (quan tâm đến...)
– to waste + time, money + V-ing (tốn tiền hoặc tg làm gì)
– to spend + amount of time, money + V-ing (dành bao nhiêu thời gian làm gì...)
– to spend + amount of time, money + on + something (dành thời gian vào việc gì...)
Ví dụ: I spend 2 hours reading books a day hoặc She spent all of her money on clothes.
– to give up + V-ing, Noun (từ bỏ làm gì, cái gì...)
– would like, want/wish + to do something (thích làm gì...)
– have + (something) to + Verb (có cái gì đó để làm)
– It + be + something, someone + that, who (chính...mà...)
– Had better + V(infinitive) (nên làm gì....)
– hate, like, dislike, enjoy, avoid, finish, mind, postpone, practise, consider, delay, deny, suggest, risk, keep, imagine, fancy + V-ing.
Ví dụ: I always practise speaking English everyday.
– It’s + adj + to + V-infinitive (quá...để làm gì)
– Take place = happen = occur (xảy ra)
– to be excited about (thích thú)
– to be bored with, fed up with (chán cái gì/làm gì)
– There is + single-Noun, there are + plural Noun (có cái gì...)
– feel like + V-ing (cảm thấy thích làm gì...)
– expect someone to do something (mong đợi ai làm gì...)
– advise someone to do something (khuyên ai làm gì...)
– go + V-ing (chỉ các trò tiêu khiển..) (go camping...)
– leave someone alone (để ai yên...)
– By + V-ing (bằng cách làm...)
– want, plan, agree, wish, attempt, decide, demand, expect, mean, offer, pòare, happen, hesitate, hope, afford, intend, manage, try, learn, pretend, promise, seem, refuse + TO + V-infinitive
Ví dụ: I decide to study English.
Biểu đồ nến (Candlesticks) trong phân tích kỹ thuật là một cách đơn giản, hiệu quả để hình dung xu hướng biến động giá. Ngoài ra, mô hình nến còn cho biết những chỉ báo quan trọng trong giao dịch.
Các mô hình nến thường gặp trong phân tích kỹ thuật |
- Bullish Candle - Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
- Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)
- Upper Shadow - Bóng nến trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)
- Real Body - Thân nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến
- SLower Shadow - Bóng nến dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm)
Một nghiên cứu của Fidelity Investment (Hoa Kỳ), chỉ ra mỗi chu kỳ của nền kinh tế được chia thành 4 giai đoạn: early (thời kỳ đầu) – mid (thời kỳ giữa) – late (thời kỳ cuối) – recession (thời kỳ suy thoái) với những đặc điểm cụ thể.
Theo đó, thời kỳ đầu của chu kỳ kinh tế (Early-stage phase) đánh dấu thời kỳ phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng khi các chỉ số GDP, lạm phát, thu nhập, thất nghiệp được cải thiện. Tín dụng tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tốc và hàng tồn kho của nền kinh tế giảm mạnh trong bối cảnh doanh thu tăng cao. Các chính sách kích thích kinh tế đang được thực hiện.
Thời kỳ giữa của chu kỳ kinh tế (Mid-cycle phase) được nhận diện qua các đặc điểm như tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dương nhưng ở tốc độ vừa phải so với thời kỳ đầu. Các hoạt động kinh tế và tăng trưởng tín dụng sôi động trong khi hàng tồn kho của nền kinh tế và doanh thu nhanh chóng tiệm cận với mức cân bằng.
Thời kỳ muộn của chu kỳ kinh tế (Late-cycle phase) là lúc mà nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và khởi đầu cho sự suy thoái cùng lạm phát gia tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần trong sự thắt chặt của các chính sách. Tín dụng thắt chặt, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Hàng tồn kho vẫn tăng trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm dần.
Vào thời kỳ suy thoái (Recession phase), lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh trong bối cảnh khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế. Các chính sách tiền tệ dần được nới lỏng, hàng tồn kho tiếp nối đà giảm trong khi doanh thu duy trì ở mức thấp.
Báo cáo này xếp Nhật Bản đang thời kỳ đầu của chu kỳ và Đức, Mỹ ở giai đoạn giữa trong khi Trung Quốc ở giai đoạn suy thoái.
Với các dấu hiệu vĩ mô tương đồng về GDP, IP, tín dụng, … Việt Nam được xem là đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng.
Phân tích dữ liệu lịch sử chứng khoán Mỹ cho thấy, thị trường vốn có xu hướng dịch chuyển theo mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Ở mỗi giai đoạn, thông thường sẽ có một số nhóm ngành dẫn đầu.
Cụ thể trong giai đoạn đầu, khu vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách của Chính phủ sẽ có xu hướng hồi phục mạnh, dẫn dắt nền kinh tế trong giai đoạn này.
Đó là các ngành tài chính, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ thông tin và công nghiệp.
Quay lại với thị trường Việt Nam, nửa đầu năm 2015, trên thị trường chứng khoán, nhóm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Theo một báo cáo mới đây của CTCK Nhất Việt, các cổ phiếu được khuyến nghị quan tâm trong 4 nhóm ngành nêu trên như sau:
Một trong những yếu tố quyết định đến mức độ hiệu quả của một bài phân tích kỹ thuật là nguồn thông tin cơ sở. Nếu nguồn thông tin phản ánh đầy đủ được bản chất của thị trường thì nhà phân tích thị trường sẽ càng phân tích chính xác hơn cũng như đưa ra những dự báo khách quan hơn dựa trên những nguyên tắc phân tích tồn tại bên trong mỗi nhà phân tích.
Có 2 loại phân tích thường được sử dụng trong đầu tư chứng khoán, đó là: phân tích cơ bản (Fundamental analysis) và phân tích kỹ thuật (Technical analysis). Nghe có vẻ như đó là 2 cách thức với 2 cấp độ khác nhau sắp xếp từ thấp đến cao. Tuy nhiên không thể nhận định loại phân tích nào là hiệu quả nhất. Tùy từng mục đích mà chúng ta sử dụng loại phân tích phù hợp hoặc kết hợp cả hai. Sau đây là vài nét về 2 loại phân tích trong đầu tư chứng khoán.
Chẳng hạn khi bạn nhìn vào biểu đồ và tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt. Thế là bạn hào hứng nghĩ đến việc tiền sẽ từ trời rơi xuống như mưa và thầm nhủ với chính mình rằng: “Tôi chưa từng thấy cơ hội kinh doanh nào tốt hơn. Tôi mê những biểu đồ này” Nhưng khoan, hãy đợi đấy! Công việc kinh doanh bất thình lình chuyển huớng. Bạn đâu biết rằng lãi suất đồng tiền của mình đang giảm và hiện tại mọi người đang kinh doanh theo hướng ngược lại.
Minh họa biểu đồ phân tích kỹ thuật |
Một trong những yếu tố quyết định đến mức độ hiệu quả của một bài phân tích kỹ thuật là nguồn thông tin cơ sở. Nếu nguồn thông tin phản ánh đầy đủ được bản chất của thị trường thì nhà phân tích thị trường sẽ càng phân tích chính xác hơn cũng như đưa ra những dự báo khách quan hơn dựa trên những nguyên tắc phân tích tồn tại bên trong mỗi nhà phân tích.
Tại các nước phát triển, phân tích kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi và được nhiều nhà phân tích ra sức ủng hộ trường phái này và được nhìn nhận như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình phân tích và đầu tư. Bởi lẽ những yếu tố mà nhà phân tích thu thập chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ nó thể hiện những bí ẩn trên thị trường. Thật đơn giản khi nói rằng nguồn dữ liệu này chỉ bao gồm giá (Open, high, low, close) và khối lượng (Volume). Sự kết hợp giữa giá và khối lượng sẽ cho ra một tập hợp có ý nghĩa các mẫu hình trong candlestick cũng như sự thể hiện mức độ phân kỳ và hội tụ của một chu kỳ biến động. Tại Việt Nam, do bản chất thị trường còn sơ khai, thông tin chưa phản ánh đầy đủ trên giá cổ phiếu hay nói cách khác việc tăng hay giảm giá của các cổ phiếu chưa chứa đựng hết những ý nghĩ của nhà đầu tư hay những kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của họ. Vì lẽ đó việc phân tích nhiều thông tin dựa trên đặc tính của thị trường sơ khai là điều hết sức cần thiết.
Xem chi tiết tại: tài liệu phân tích kỹ thuật (105 trang)
Giá trị là mục tiêu trọng tâm trong phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phân tích giá trị cũng như tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo kinh doanh.
Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán.
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)... Như vậy nếu việc phân tích kĩ thuật bám sát vào qui luật cung cầu về chứng khoán trên thị trường thì phân tích cơ bản lại đi sâu vào nội bộ của công ty phát hành ra chứng khoán đó.
Phân tích cơ bản với chỉ số PE |
Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, và điều này sẽ khẳng định giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết như thế nào với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt... Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Chính vì vậy nhà phân tích thường coi đó là kim chỉ nam cho quyết định đầu tư trong tương lai.
Ví dụ một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải bao quát đủ các yếu tố của phân tích cơ bản như:
- Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được;
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
Ngoài ra rất nhiều nhà đầu tư còn dùng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua những chứng khoán có triển vọng tốt nhưng đang bị thị trường đánh giá thấp, tức là một cách thức đầu tư giá trị.
Xem thêm hoặc tải file phân tích cơ bản gồm 80 trang.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)