BÀI LIÊN QUAN
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi-truong-nong-san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi-truong-nong-san. Hiển thị tất cả bài đăng

Giá hàng hóa từ 1980m1-2015m2

Tổng hợp dữ liệu về chỉ số và giá hàng hóa thế giới tổng hợp theo tháng từ 1980m1 đến 2015m2. Bạn có thể tìm thấy tất cả từ các chỉ số như chỉ số nhiên liệu, phi nhiên liệu, chỉ số thực phẩm - đồ uống, chỉ số giá kim loại, chỉ số nguyên vật liệu thô nông nghiệp... đến giá chi tiết của tất cả các hàng hóa được giao dịch trên thế giới.

File dữ liệu được tổng hợp, sắp xếp và lưu trữ dưới định dạng Stata, rất thuận lợi trong các phân tích dự báo đầu tư trên thị trường hàng hóa, cũng như các nghiên cứu sâu về xây dựng hàm cầu năng lượng, lương thực - thực phẩm, nguyên vật liệu trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cũng như nhu cầu của các kim loại quý,...

Tải file mCOM1.dta (dung lượng 194 KB). Vui lòng ghi rõ nguồn vietlod.com

1. Các chỉ số hàng hóa

  • Tất cả các chỉ số
  • Chỉ số phi nhiên liệu (Non-Fuel index)
  • Chỉ số thực phẩm và đồ uống (Food and beverage index)
  • Chỉ số giá thực phẩm (Food index)
  • Chỉ số giá đồ uống (Beverages index)
  • Chỉ số nguyên vật liệu (Industrial Materials index)
  • Chỉ số nguyên liệu thô nông nghiệp (Agricultural Raw Material Index)
  • Chỉ số giá kim loại (Metal index)
  • Chỉ số giá năng lượng (Energy index)
  • Chỉ số giá dầu (Oil; Average of U.K. Brent, Dubai, and West Texas Intermediate)

Tổng hợp các chỉ số và giá cả hàng hóa giao dịch trên thế giới từ 1980m1-2015m2

2. Giá hàng hóa

Thông tin về loại hàng hóa giao dịch (mô tả biến) được liệt kê bên dưới:
  • Aluminum, 99.5% minimum purity, LME spot price, CIF UK ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Bananas, Central American and Ecuador, FOB U.S. Ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Barley, Canadian no.1 Western Barley, spot price, US$ per metric tonne (USD)
  • Beef, Australian and New Zealand 85% lean fores, CIF U.S. import price, US cents per pound (USD)
  • Coal, Australian thermal coal, 12,000- btu/pound, less than 1% sulfur, 14% ash, FOB Newcastle/Port Kembla, US$ per metric tonne (USD)
  • Cocoa beans, International Cocoa Organization cash price, CIF US and European ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Coffee, Other Mild Arabicas, International Coffee Organization New York cash price, ex-dock New York, US cents per pound (USD)
  • Coffee, Robusta, International Coffee Organization New York cash price, ex-dock New York, US cents per pound (USD)
  • Rapeseed oil, crude, fob Rotterdam, US$ per metric tonne (USD)
  • Copper, grade A cathode, LME spot price, CIF European ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Cotton, Cotton Outlook 'A Index', Middling 1-3/32 inch staple, CIF Liverpool, US cents per pound (USD)
  • Fishmeal, Peru Fish meal/pellets 65% protein, CIF, US$ per metric tonne (USD)
  • Groundnuts (peanuts), 40/50 (40 to 50 count per ounce), cif Argentina, US$ per metric tonne (USD)
  • Hides, Heavy native steers, over 53 pounds, wholesale dealer's price, US, Chicago, fob Shipping Point, US cents per pound (USD)
  • China import Iron Ore Fines 62% FE spot (CFR Tianjin port), US dollars per metric ton (USD)
  • Lamb, frozen carcass Smithfield London, US cents per pound (USD)
  • Lead, 99.97% pure, LME spot price, CIF European Ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Soft Logs, Average Export price from the U.S. for Douglas Fir, US$ per cubic meter (USD)
  • Hard Logs, Best quality Malaysian meranti, import price Japan, US$ per cubic meter (USD)
  • Maize (corn), U.S. No.2 Yellow, FOB Gulf of Mexico, U.S. price, US$ per metric tonne (USD)
  • Natural Gas, Russian Natural Gas border price in Germany, US$ per Million Metric British Thermal Unit
  • Natural Gas, Indonesian Liquified Natural Gas in Japan, US$ per Million Metric British Thermal Unit
  • Natural Gas, Natural Gas spot price at the Henry Hub terminal in Louisiana, US$ per Million Metric British Thermal Unit
  • Nickel, melting grade, LME spot price, CIF European ports, US$ per metric tonne (USD)
  • Oil; Average of U.K. Brent, Dubai, and West Texas Intermediate (USD)
  • Crude Oil (petroleum), Dated Brent, light blend 38 API, fob U.K., US$ per barrel (USD)
  • Oil; Dubai, medium, Fateh 32 API, fob DubaiCrude Oil (petroleum), Dubai Fateh Fateh 32 API, US$ per barrel (USD)
  • Crude Oil (petroleum), West Texas Intermediate 40 API, Midland Texas, US$ per barrel (USD)
  • Olive Oil, extra virgin less than 1% free fatty acid, ex-tanker price U.K., US$ per metric tonne (USD)
  • Oranges, miscellaneous oranges CIF French import price, US$ per metric tonne (USD)
  • Palm oil, Malaysia Palm Oil Futures (first contract forward) 4-5 percent FFA, US$ per metric tonne (USD)
  • Swine (pork), 51-52% lean Hogs, U.S. price, US cents per pound. (USD)
  • Poultry (chicken), Whole bird spot price, Ready-to-cook, whole, iced, Georgia docks, US cents per pound (USD)
  • Rice, 5 percent broken milled white rice, Thailand nominal price quote, US$ per metric tonne (USD)
  • Singapore Commodity Exchange, No. 3 Rubber Smoked Sheets, 1st contract, US cents per pound (USD)
  • Fish (salmon), Farm Bred Norwegian Salmon, export price, US$ per kilogram (USD)
  • Hard Sawnwood, Dark Red Meranti, select and better quality, C&F U.K port, US$ per cubic meter (USD)
  • Soft Sawnwood, average export price of Douglas Fir, U.S. Price, US$ per cubic meter (USD)
  • Shrimp, No.1 shell-on headless, 26-30 count per pound, Mexican origina, New York port, US cents per pound (USD)
  • Soybean Meal, Chicago Soybean Meal Futures (first contract forward) Minimum 48 percent protein, US$ per metric tonne (USD)
  • Soybean Oil, Chicago Soybean Oil Futures (first contract forward) exchange approved grades, US$ per metric tonne (USD)
  • Soybeans, U.S. soybeans, Chicago Soybean futures contract (first contract forward) No. 2 yellow and par, US$ per metric tonne (USD)
  • Sugar, European import price, CIF Europe, US cents per pound (USD)
Nguồn: IMF

Diện tích hồ tiêu VN phát triển nhanh


Hồ tiêu Việt Nam có năng suất xếp vào loại cao nhất thế giới.
Theo TS Lê Ngọc Báu việc diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây thâm canh cao độ sẽ là những yếu tố khiến mặt hàng này đứng trước nhiều thách thức nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.

Theo TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, trong 3 năm trở lại đây, ngành hồ tiêu của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng.

Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.

Đặc biệt, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đã đạt 2,16 tấn tiêu khô một ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới và đạt sản lượng 146.000 tấn, tăng 36.000 tấn so với năm 2011 và tăng 133.000 tấn so với năm 1997.

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành hồ tiêu ở Tây Nguyên cũng như cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh cao độ, nhiều vườn tiêu bị hủy diệt do sự phá hại của sâu bệnh… gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

TS Lê Ngọc Báu kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành chức năng, các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, nhất là đưa các hộ nông dân sản xuất nhỏ, lẻ như hiện nay thành các nhóm hộ, tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã kiểu mới… với hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp nhận với các tiến bộ kỹ thuật, thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào để không những hạn chế qua khâu trung gian mà còn đảm bảo chất lượng vật tư.

Mặc dù là một trong những nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu.

Thực tế, trong sản xuất hồ tiêu hiện nay đã có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và nhiều kinh nghiệm quý cùng với các tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao thành công cần sớm được tổng kết, nhân rộng cũng như hoàn thiện, ban hành quy trình canh tác hồ tiêu bền vững.

Trong sản xuất, sinh trưởng cây tiêu trồng trên cây trụ sống (phổ biến các cây lồng mứt, keo dậu, mít, vông gai, anh đào giả, muồng cườm, gòn) trong những năm đầu có chậm hơn so với trồng trên các cây trụ gỗ chết, trụ bê tông nhưng vào thời kỳ kinh doanh ổn định, các vườn tiêu trụ sống có lợi thế hơn về chiều cao trụ nên thu được năng suất cao không thua kém các loại trụ khác.

Đặc biệt, qua nghiên cứu cho thấy, nhờ có độ che bóng nhất định của tán lá cây trụ mà vườn trụ sống không những có năng suất tiêu ổn định hơn, ít khi có hiện tượng kiệt sức do quá sai quả như ở các vườn tiêu trồng trên trụ chết mà còn tỷ lệ vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm ở vườn tiêu trồng trên trụ chết cao hơn gấp 5 lần so với vườn trồng bằng trụ sống.

TS Lê Ngọc Báu cũng đưa ra các giải pháp kỹ thuật như biện pháp tạo bồn, đào mương thoát nước, bón phân hữu cơ góp phần hạn chế sự lây lan, phát triển của bệnh chết nhanh, quản lý sâu bệnh hại trên cây tiêu bằng biện pháp tổng hợp, tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về cây hồ tiêu từ việc chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác đến phòng trừ sâu bệnh để tạo điều kiện phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

Theo Vietnam Plus

Xu thế giảm giá cà phê khi nào kết thúc?

Giá cà phê nội địa và kỳ hạn xuống mức thấp nhất kể từ nhiều tháng qua. Những yếu tố lũng đoạn giá hoành hành mạnh trên thị trường. Nông dân đang thua lỗ đậm do mất giá, giới kinh doanh đang thiếu hàng giao dẫn đến tình trạng thanh lý hợp đồng: mất uy tín.

Biểu đồ 1: Diễn biến giá robusta sàn kỳ hạn Ice châu Âu trong tháng 3-2015
Mất giá

Giá cà phê nhiều nơi trên các tỉnh Tây Nguyên mất 3 triệu đồng/tấn ngay khi Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2015 vừa chấm dứt vào ngày 12-3-2015. Đây là thời gian giao dịch chậm lại do các nhà xuất khẩu tập trung với các hoạt động lễ hội.

Đến sáng nay 14-3, hai ngày sau khi lễ hội chấm dứt, giá cà phê chỉ còn 35 triệu đồng/tấn so với cuối tuần trước là 38 triệu đồng/tấn. Đấy cũng là mức thấp nhất của niên vụ 2014/15 bắt đầu từ 1-10-2014.

Giá cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen bể được chào bán ở mức trừ 10 đô la Mỹ/tấn giao hàng qua lan can tàu (FOB) dưới giá niêm yết sàn kỳ hạn Ice châu Âu, nhiều hơn 20-30 đô la/tấn so với cách nay mấy tuần. Tuy nhiên lượng khớp lệnh trong giao dịch không nhiều do các nhà nhập khẩu chê mắc, chỉ những ai cần giao hàng gấp với các hợp đồng nhỏ từ 40-60 tấn mới mua.

Trên sàn kỳ hạn robusta châu Âu, giá bất ngờ giảm cực mạnh, đóng cửa phiên ngày 13-3 chỉ còn 1.708 đô la/tấn, là mức thấp nhất kể từ 14 tháng nay (xin theo dõi biểu đồ 1).

Tuy nhiên, nhiều người còn hàng trong tay vẫn kiên tâm đợi chờ như một người ở thành phố Pleiku tự xưng là “Lão nông tri điền” phát biểu trên một mạng thông tin thị trường: “Giá rơi tự do rồi cũng phải dừng. Tôi còn 4 tấn, chờ đến vụ tới bán luôn thể vì sản lượng chưa chắc được…”

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số đồng đô la Mỹ tăng (nguồn: tradingchart.com)
Yếu tố mất giá trong những ngày này còn được tăng cường bởi chỉ số đồng đô la Mỹ trong rổ tiền tệ tăng mạnh. Chỉ số này hôm qua đã vượt trên 100 điểm làm giá nhiều loại hàng hóa lấy đồng đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán một phen suy vi như kim loại vàng, dầu thô, bắp, đường ăn, đậu nành và cà phê cũng không được miễn trừ (xin xem biểu đồ 2 phía trên).

Mất mùa?

Thật vậy, chỉ trong vài ngày, giá rơi mạnh làm nhiều người lo lắng dù ước báo của quan chức thuộc Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA) tại một cuộc họp trong khuôn khổ lễ hội cà phê ở Buôn Ma Thuột cho rằng sản lượng niên vụ 2014/15 chỉ đạt chừng 22,17 triệu bao (bao=60 kg), giảm 20% so với niên vụ trước.

Ước báo của VICOFA có phần hợp lý vì xuất khẩu cà phê trong mấy tháng gần đây giảm rõ rệt. Tổng cục Hải quan cho biết hai tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê nước ta giảm 25,3% chỉ đạt 241.000 tấn.

Không chỉ riêng tại nước ta, tin đồn mất mùa liên tục được dấy lên tại nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là Brazil, kích thích thêm ý định trữ hàng chờ giá tăng. Tuần qua, một tổ chức có tên Fundacao Procafé nói rằng tuy tại Brazil có mưa nhưng đã quá trễ, không cứu kịp sản lượng vụ mùa năm sau của nước này. Tổ chức này ước báo sản lượng cà phê năm tới của Brazil chỉ ở mức 40,3-43,25 triệu bao, giảm ít nhất 2 triệu bao so với niên vụ này. Dự báo này so ra có nhỏ hơn các con số của các đơn vị khác như của Terra Forte – 47,28 triệu bao, Olam International – 49 triệu bao, Volcafe – 49,5 triệu bao, Conab – 44,1-46,6 triệu bao.

Mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) Roberia Silva cho rằng sản lượng năm nay mất đã đành, năm tới thế giới còn thiếu đến 8 triệu bao do hạn hán tại Brazil quê hương ông. Những phát biểu thế này lại có thể kích động phong trào trữ hàng mạnh. Tuy nhiên mình càng trữ, Brazil càng bán ra. Trong tháng 2-2015, Ủy hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe) báo rằng nước này xuất khẩu 2,19 triệu bao (bao=60kg) cà phê arabica, và robusta đạt 249.324 bao, so với cùng kỳ năm 2014 tăng 68%. Tuy lượng không nhiều nhưng có thể trám được thiếu hụt và giành thị phần xuất khẩu loại cà phê này của nước ta.

Mất mặt!

Ngay đầu vụ, giá cà phê nội địa được đẩy lên 41 triệu đồng/tấn khi giá trên sàn kỳ hạn được đẩy lên quanh mức 2.200 đô la/tấn. Sau hơn 5 tháng, giá kỳ hạn nay chỉ còn quanh mức 1.700 đô la/tấn và nội địa 36 triệu đồng/tấn. Giá còn đi tới đâu nữa? Chưa ai dám nói điều gì.

Theo biến động của thị trường, giá tăng đầu vụ là một “quả lừa” gây họa nhiều hơn phúc vì nhiều người cứ tưởng giá còn tăng khi vào vụ và đua nhau trữ hàng, thiếu tiền mua hàng, đua nhau gởi hàng, để rồi hàng chủ yếu đổ vào kho của vài tay đầu cơ.

Giá kỳ hạn xuống mạnh đang gây áp lực chốt giá hàng gởi trên sàn. Chốt giá “chặn lỗ” (stoploss) được thực hiện cả tự nguyện lẫn tự động khi hai bên mua bán sợ giá xuống sâu hơn mức tiền đã tạm ứng, thường vào khoảng 70% giá trị thị trường thời điểm, bên bán phải chốt bán giá rẻ bao nhiêu, bên mua hứng mua thoải mái bấy nhiêu.

Mặt khác, do siết hàng không bán hoặc bao nhiêu hàng bán ra đều vào tay các nhà đầu cơ nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, nhiều nhà xuất khẩu nước ta đang dở khóc dở cười đàm phán thanh lý hợp đồng chịu phạt do không có hàng giao (wash-out).

Hiện tượng này đã từng xảy ra trong niên vụ 2010/11 khi ngành cà phê bị tai tiếng do không có khả năng thực hiện hợp đồng.

Chỉ điều có khác là trước đây giá tăng mạnh, các nhà xuất khẩu bán ra nhiều nên thua lỗ đành phải thất hứa. Còn hiện nay, giá quanh mức 40-41 triệu đồng/tấn trong thời gian dài, nhưng hàng không đủ để xuất khẩu qua đường chính thức dù giá ấy có thể chấp nhận được.

Cách đây mấy năm, có người đã từng lên tiếng phản ứng với chủ trương tạm trữ và cho rằng tạm trữ là “tự trảm”. Những gì đang xảy ra trên thị trường cà phê nước ta hiện nay quả không sai.

Nguồn: Nguyễn Quang Bình (TBKTSG Online) ngày 14/03/2015

Hỗ trợ tài chính cho người trồng cà phê?

Nông dân Colombia đang yêu cầu chính phủ trợ giúp để trang trải chi phí ngày càng tăng sau khi giá cà phê arabica giảm mạnh gần đây.
Colombia là nhà sản xuất cà phê arabica sạch, dịu hàng đầu thế giới
Phong trào Dignidad Cafetera - đã dẫn tới biểu tình của nông dân cà phê trong năm 2013 - muốn chính phủ thanh toán hết nợ 850 tỷ peso (327 triệu USD) trợ cấp đã không giải ngân năm ngoái sau khi giá arabica trên một giá để trợ cấp đã thỏa thuận.

Hôm 9/3, nông dân trồng cà phê đã họp với hai nghị sĩ quốc hội để bàn luận về những khó khăn tài chính sau khi giá cà phê arabica giảm 17% và đòi trợ cấp tiền mặt còn lại chuyển vào một quỹ sẽ bổ sung thu nhập cho nông dân khi giá giảm đủ thấp.

Alonso Suarez, một phát ngôn viên của Dignidad Cafetera ở tỉnh Antioquia, một trong những khu vực cà phê lớn nhất của Colombia cho biết “chúng tôi yêu cầu 850 tỷ peso được trả lại để tạo ra một quỹ trợ cấp bù cho chi phí sản xuất”.

Suarez cho biết phong trào này cũng sẽ tìm cách thực hiện một cuộc họp với Bộ trưởng Nông nghiệp Aurelio Iragorri để bàn về yêu cầu của họ và cho biết lặp lại các cuộc biểu tình trong năm 2013 - theo đó nông dân chặn đường phố và từ chối bán cà phê – là lựa chọn cuối cùng.

Colombia là nhà sản xuất cà phê arabica sạch, dịu hàng đầu thế giới. Chính phủ dường như không thể tiếp nhận yêu cầu đối với các quỹ như họ đã làm hai năm trước. Kho bạc của nước này đã giảm đi bởi giá dầu lao dốc năm ngoái đã thúc đẩy việc cải cách thuế một cách vội vàng để đảm bảo họ có thể vẫn chi trả được các hóa đơn.

Giá cà phê quốc tế giảm được bù đắp bởi một đồng peso yếu hơn, đồng tiền này đã mất hơn 1/5 giá trị so với đồng đô la trong một năm và hôm 9/3 rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006. Nhưng điều đó cũng làm tăng chi phí nhập khẩu như phân bón.

Liên đoàn người trồng cà phê quốc gia cuộc họp hôm 9/3, mà gồm đại diện từ các lĩnh vực nông nghiệp khác như cacao, gạo và chuối, những người cũng đang tìm kiếm trợ cấp của chính phủ.

Giá arabica lao dốc sau khi lo sợ rằng nước trồng cà phê Brazil sẽ đối mặt với một vụ bị thiệt hại do thời tiết năm thứ hai liên tiếp đã giảm đi sau khi mưa gần đây kết thúc đợt khô hạn khắc nghiệt và đồng nội tệ của Brazil suy yếu.

Nguồn: Vinanet

Giá cà phê đang về giá trung bình

Thị trường cà phê những tháng đầu năm 2015 diễn biến phức tạp. Nguồn cung đứng trước các rủi ro về cạnh tranh, găm hàng. Thông tin mất giá của đồng real (Brazil) đã làm giá và lượng giao dịch cà phê trên thị trường sụt giảm. Người còn hàng chỉ biết “tin vào niềm tin chiến thắng” nhờ sức mạnh đoàn kết giữ lại hàng

Vào đầu tháng 3-2015 giá cà phê lại xuống mức thấp nhất tính từ đầu niên vụ đến nay. Lên xuống là chuyện bình thường. Nhưng không lẽ rủi ro thua lỗ là chuyện không lường trước được?
Giá cà phê đã giảm xuống còn 133.51 Cents/lb trong tháng 3 từ mức giá 135.20 Cents/lb tại thời điểm tháng 2 năm 2015. 124.50 Cents/lb là mức giá trung bình trong giai đoạn 1972 - 2015 (cao nhất là 339.86 năm 1977 và thấp nhất là 42.50 vào tháng 10 năm 2001) Nguồn: http://www.tradingeconomics.com

Giá cà phê đã giảm xuống còn 133.51 Cents/lb trong tháng 3 từ mức giá 135.20 Cents/lb tại thời điểm tháng 2 năm 2015. 124.50 Cents/lb là mức giá trung bình trong giai đoạn 1972 - 2015 (cao nhất là 339.86 năm 1977 và thấp nhất là 42.50 vào tháng 10 năm 2001)
[Nguồn: http://www.tradingeconomics.com]

Giá cà phê robusta trên sàn kỳ hạn và thị trường nội địa tuần qua có lúc xuống mức thấp nhất tính từ đầu niên vụ 2014/15, bắt đầu từ ngày 1-10-2014. Tại một số nơi trên các tỉnh Tây Nguyên, giá cà phê nguyên liệu đã chạm mức 37,5 triệu đồng/tấn, nhưng ngay sau đó có hồi phục đôi chút. Hôm qua 6-3, giá nội địa đã quanh mức 38 triệu đồng/tấn nhưng mua bán khá trầm lắng. Giá này so với đầu vụ mất 4 triệu đồng/tấn và giảm 0,5 triệu đồng/tấn so với tuần trước.

Trên sàn kỳ hạn robusta Ice châu Âu, giá đóng cửa có lúc chạm mức 1.858 đô la/tấn, cũng là mức đóng cửa thấp nhất tính từ đầu vụ. Đóng cửa phiên cuối tuần hôm qua, sàn kỳ hạn robusta Ice châu Âu chốt mức 1.881 đô la/tấn, giảm 26 đô la/tấn so với tuần trước.

Ở mức này, lượng mua bán mới không nhiều. Cư dân nhiều nơi mua trữ ở mức cao hơn hiện nay vì nghĩ giá sẽ lên, nên giá này chưa thể bán được vì lỗ 2-3 triệu đồng/tấn.

Do giá kỳ hạn giảm, cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen bể đang được chào mua mức trừ 20-30 đô la/tấn dưới giá niêm yết nhưng chẳng ai dám bán vì sợ còn xuống nữa.

Trong khi đó, giá arabica cũng đang rất yếu, chung quanh mức 140 xu/cân Anh (Cents/lb) giảm so với đầu vụ, bấy giờ là 230 Cents/lb. Nước đứng đầu về xuất khẩu arabica chế biến khô (naturals), Brazil hiện bán loại này ở mức trừ 1 Cent/lb dưới giá niêm yết sàn arabica New York so với trừ 4 Cents/lb FOB cảng Santos (giao qua lan can tàu) cách nay vài tuần. Giá arabica chế biến ướt Colombia đang được bán mức cộng 17 Cents/lb FOB trên giá sàn kỳ hạn.

Rủi ro từ cạnh tranh

Tuy trong mấy ngày cuối tuần, giá kỳ hạn có phục hồi đôi chút, những người trữ hàng vẫn hoang mang do giá xuống nhanh, đặc biệt từ dịp Tết Nguyên đán đến nay, vượt ngoài kỳ vọng giá tăng như trong dịp này của mấy năm trước.

Có thể nói rằng giá chao đảo hiện nay trên các sàn kỳ hạn hết sức phức tạp. Người còn hàng chỉ biết “tin vào niềm tin chiến thắng” nhờ sức mạnh đoàn kết giữ lại hàng, dù cà phê đang nằm trong tay của bất kỳ ai, nông dân hay cư dân trên địa bàn sản xuất đầu tư mua trữ cà phê với tiền nhàn rỗi.

Đứng trước tình cảnh đầy rủi ro, mập mờ trước các thông tin thị trường thế giới, người trữ hàng chỉ còn chọn một trong hai thái độ hoặc án binh bất động, hoặc ai đã gởi hàng vào kho các nhà xuất khẩu đều thương lượng kéo dài ngày chốt giá cuối cùng.

Diễn biến phức tạp của đồng nội tệ real Brazil (BRL), rõ ràng nằm ngoài khả năng dự đoán của những nhà kinh doanh cà phê Việt Nam. Giá arabica rớt, nhưng do đồng BRL mất giá, đã kích Brazil bán mạnh. Dù từ một vài tháng nay, tốc độ bán ra có chậm lại, xuất khẩu cà phê Brazil đến nay vẫn đạt 36 triệu bao (1 bao = 60 kg). Nếu như tiêu thụ nội địa Brazil ước chừng 20 triệu bao mỗi năm, thì lượng cà phê Brazil có được trong năm đạt ít nhất 56 triệu bao, một số lượng không hề nhỏ. Giả sử trong sản lượng ấy có từ 6 đến 10 triệu bao cà phê vụ cũ, sản lượng năm nay không có cửa nào dưới 45 triệu bao như nhiều đồn đoán và tính toán.


Đọc thêm »

Thị trường cà phê Robust - Arabica 2015

Thị trường cà phê thế giới năm 2015 có nhiều dấu hiệu sẽ tiếp tục biến động mạnh. Dự báo xu hướng tăng giá của năm 2014 sẽ còn tiếp diễn, song sẽ có sự khác biệt lớn về mức độ tăng giữa 2 loại arabica và robusta, do chịu ảnh hưởng lớn từ hai quốc gia sản xuất chủ chốt là Brazil và Việt Nam.

Sự khác biệt lớn về mức độ tăng giữa 2 loại cà phê robust và arabica chịu ảnh hưởng từ 2 quốc gia sản xuất cà phê chủ chốt là Brazil và Việt Nam

Nội dung nổi bật

- Thị trường cà phê thế giới năm 2015 có nhiều dấu hiệu sẽ tiếp tục biến động mạnh

- Giá cà phê arabica sẽ tăng vừa phải vì các động lực tăng giá của những năm qua giờ đây đã thay đổi

- Giá cà phê robusta dự báo tăng do cung yếu, chủ yếu từ Việt Nam

- Các nhà đầu cơ đang sẵn sàng mua cà phê vào khi giá xuống dưới 40.000 đồng/kg

Arabica sẽ tăng giá vừa phải

Giống như những hàng hóa nhẹ khác, giá cà phê arabica đã tăng rất mạnh trong năm vừa qua, đạt kỷ lục cao 2,2910 USD/lb hồi tháng 10/2014 do Brazil lâm vào đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng nhiều thập kỷ.

Giá arabica từ đầu năm 2015 tới nay biến động rất mạnh. Khi vừa bước sang năm mới, giá đột ngột tăng vọt khi thiếu mưa trầm trọng ở Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, gây lo ngại về triển vọng sản lượng. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá không kéo dài. Trong tháng 2 arabica xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm sau khi điều kiện thời tiết ở các khu vực trồng trọt chính của Brazil được cải thiện đáng kể. Và các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang về triển vọng thị trường này, bởi những biến động quá mạnh trong những tháng gần đây.

Trên thực tế có nhiều dự đoán rất khác biệt về triển vọng loại nông sản này.

Commerzbank cho rằng biến động thời tiết ở Brazil và tồn kho yếu sẽ khiến giá tăng trong những quý tới, có thể đạt trung bình 2 USD/lb trong quý IV năm nay. Và mới đây nhất, lãnh đạo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cũng cho rằng arabica có nhiều cơ sở để tiếp tục tăng giá trong năm nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù ICO dự báo thị trường cà phê thế giới năm nay sẽ thiếu cung, nhưng trong báo cáo tháng 3 vừa công bố, tổ chức này đã nâng mức dự báo sản lượng so với báo cáo tháng 2, trên cơ sở nâng dự báo về sản lượng của Honduras, Mexico, các quốc gia sản xuất chủ chốt khác ở châu Phi và Trung Mỹ.

Tại Brazil, mặc dù đầu năm nay khô hạn, song điều kiện thời tiết đã nhanh chóng được cải thiện trên diện rộng, với lượng mưa trong tháng 1 cao hơn mức trung bình, lý tưởng cho sự sinh trưởng của cây trồng và hứa hẹn vụ mùa arabica đạt năng suất cao.

Volcafe thuộc ED&MAN hồi đầu tháng 2 đã dự báo sản lượng của Brazil năm nay sẽ tăng lên 49,5 triệu bao (loại 60 kg/bao) từ mức 47 triệu bao năm ngoái. Các nhà kinh doanh cà phê ở Thụy Sĩ cũng nhận định tình trạng thiếu hụt đã được cải thiện đáng kể, và hạ dự báo về mức thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2014/15 từ mức 8,9 triệu bao (đưa ra khi thời tiết ở Brazil và các nước Nam Mỹ khác trong giai đoạn khô hạn) xuống chỉ còn 1,4 triệu bao.

Môi trường kinh tế vĩ mô của Brazil cũng hậu thuẫn xu hướng giá arabica giảm. Lạm phát tại quốc gia này tăng vọt và đồng real mất giá hơn 7% xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm so với USD trong tháng 2 vừa qua. Đồng real trượt giá cộng với sản lượng tăng sẽ thúc đẩy Brazil gia tăng xuất khẩu cà phê nhiều hơn nữa. Không chỉ Brazil, sản lượng của các quốc gia Trung Mỹ khác cũng đang hồi phục.

Năm ngoái, thiếu cung cà phê không chỉ bởi sản lượng của Brazil giảm đột ngột mà còn bởi sản lượng của các quốc gia Trung Mỹ cũng sụt giảm. Trung Mỹ chiếm tới 10% sản lượng toàn cầu. Nấm bệnh trên cây cà phê đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đồn điền ở khu vực này, khiến xuất khẩu của Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Mexico đều giảm 2 con số trong niên vụ vừa qua. Tuy nhiên, sản lượng của khu vực này đang hồi phục rất nhanh. Trong khi đó, Colombia – nước xuất khẩu arabica hàng đầu thế giới, sau khi mất mùa 2013/14 do sâu bệnh, sản lượng năm 2014/15 dự báo sẽ hồi phục lên 12,5 triệu bao và dự báo tiếp tục tăng lên 13 triệu bao trong niên vụ tới, nhờ chiến dịch thay thế hàng loạt những cây cà phê già cỗi.

Tóm lại, các động lực của thị trường arabica đã thay đổi nhiều trong năm qua. Có khả năng mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng giá trong năm nay, song sẽ khó có thể tăng mạnh.

Giá robusta có thể tiếp tục tăng mạnh

Trái với arabica, thị trường robusta đang có nhiều yếu tố hậu thuẫn giá tăng. Trong báo cáo mới nhất, ICO dự báo sản lượng robusta toàn cầu năm 2014/15 sẽ giảm 3,7%, cao hơn nhiều mức giảm 2,8% của loại arabica.

Ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta hàng đầu thế giới, các nhà đầu cơ đã sẵn sàng mua vào khi giá xuống dưới 40.000 đồng/kg, khiến cho nguồn cung robusta thế giới càng trở nên khan hiếm. Trong bối cảnh tiền tệ của nhiều quốc gia giảm giá so với USD thì tiền đồng của Việt Nam tương đối ổn định, giữ cho giá cà phê trong nước và xuất khẩu không biến động mạnh. Xuất khẩu cà phê tháng 2/2015 ước đạt 110.000 tấn, giảm 25% so với cùng tháng năm 2014. Trong giai đoạn tháng 10/2014 – 2/2015, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã giảm 11% so với một năm trước đó, xuống chỉ 8,94 triệu bao. Tình hình này có thể khiến thiếu hụt robusta thế giới gia tăng trong những tháng sắp tới.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) đầu năm nay dự báo sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 20-25% so với năm 2014 do ảnh hưởng của biến đổi thời tiết và công tác tái canh cà phê còn thực hiện chậm, kéo theo xuất khẩu giảm khoảng 11% trong năm nay sau khi tăng mạnh 33% trong năm 2014. Hiện nhiều vùng thiếu nước tưới làm tăng lo ngại sản lượng cà phê tiếp tục sụt giảm.

Mặc dù đã có đề án tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, nhưng việc tái canh nói chung còn chậm do thiếu nguồn vốn, một số tỉnh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể chi tiết diện tích cà phê cần tái canh để phối hợp với các ngân hàng giải quyết nguồn vốn. Lãi suất vay vốn cho tái canh cà phê còn cao, chưa hấp dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp đầu tư trồng tái canh cây cà phê.

Nhìn chung với robusta, việc dự báo triển vọng giá vào lúc này không dễ dàng bởi tình trạng đầu cơ tích trữ sẽ kéo dài tới khoảng tháng 5, khi mùa mưa đến và nhà đầu tư sẽ quyết định nên bán hàng tích trữ ra hay tiếp tục găm giữ chờ giá lên.

Nguồn: Tri thức trẻ

Bẫy giao dịch trên thị trường cà phê

Càng rủi ro hơn khi nhiều người không thể mua hàng thực quay sang mua hàng giấy hay còn được gọi là hàng ảo trên mạng
“Cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng” - đó là cuộc giằng co giữa thị trường cà phê hàng thực và hàng ảo trong mấy ngày tuần đầu tháng 12-2014, người sản xuất tạm thời chịu thua.

Mua bán chậm vì chờ giá cao

Thị trường cà phê tuần đầu tiên của tháng 12-2014 khá trầm vắng và mua bán chậm chạp. Giá cà phê nguyên liệu trên thị trường nội địa có lúc chao xuống 40 triệu đồng/tấn, nhưng rồi nhanh chóng vực lên lại do bất ngờ với sức bán ra khá hạn chế.

“Đã bắt đầu tháng thứ ba của niên vụ mới 2014/15, thị trường cà phê vẫn chưa thấy nhộn nhịp,” đó là nhận định của ông Lê Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty Simexco Daklak, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam, tại hội nghị tổng kết niên vụ cũ và bàn phương hướng cho năm mới của Hiệp hội Cà phê và Ca cao (VICOFA) được tổ chức hôm qua 5-12 tại TPHCM.

Một số chủ doanh nghiệp đến từ các nơi đồng tình với ý kiến trên vì “hình như hai bên mua bán đang thăm dò nhau chứ chưa thực sự khởi động”. Những dự báo trước đây nói cà phê nước ta được mùa, đến nay đang phần nào làm bỡ ngỡ phía nhập khẩu, tuy họ còn bán tin bán nghi dù lượng bán ra quá ít.

Tin đồn mất mùa và tâm lý giữ hàng đang còn lởn vởn nhiều trên thị trường. Thật thế, “mới hôm trước đầu niên vụ giá 42 triệu đồng/tấn, nay giá 40-41 triệu, sao mà bán cho đành!”, anh Phan Trọng Nghĩa có vườn tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng tâm sự.

Đợi giá cao trong khi nông dân còn bận rộn với công việc thu hoạch hơn là tính toán bán ra, đó là lý do khiến nhiều nhà xuất khẩu mua chưa được hàng phải bồn chồn.

Mỗi thị trường một cung cách

Có lẽ chính nhờ vậy, giá kỳ hạn robusta và thị trường nội địa vẫn chưa suy suyển và đang nằm trong tay người bán.

Về phía người mua, họ vẫn chưa tỏ ra nôn nóng đối với hàng robusta vì thị trường đang khá dồi dào với hàng arabica chế biến khô từ tồn kho vụ cũ lẫn vụ mới đang được Brazil tung đều ra thị trường với giá trừ so với giá niêm yết arabica New York. Đồng real Brazil (BRL) giảm giá trầm trọng, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm nay so với đồng đô la Mỹ, cũng là một yếu tố kích xuất khẩu và người mua chuyển sang thị trường arabica tại Brazil. Thật vậy, xuất khẩu cà phê tháng 11 của Brazil lại tiếp tục tăng chưa có dấu hiệu giảm để người ta khả dĩ tin rằng có mất mùa. Tháng qua xuất khẩu của Brazil lại tăng 152.300 bao, tức tăng 5,62% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 2.864.100 bao. “Thị trường arabica tạm thời đang do người mua định đoạt”, một thương nhân nước ngoài cho biết bên lề hội nghị.

Hiện tượng này thể hiện rất rõ trên bảng giá niêm yết của thị trường. Giá kỳ hạn arabica giảm không ngừng trong khi giá robusta được giữ vững. Trên sàn arabica, sau khi mất trên 30 xu/cân Anh (cts/lb) tương đương với trên 660 đô la/tấn tính từ đầu niên vụ 2014/15 đến cuối tuần trước, giá loại cà phê này tuần qua lại tiếp tục mất thêm 7,35 cts/lb hay 162 đô la/tấn, từ 187,45 cts/lb nay chỉ còn 180,10 cts/lb (xin theo dõi biểu đồ 1). Tại sàn robusta Ice châu Âu, giá đóng cửa phiên cuối tuần hôm qua chốt mức 2.053 đô la/tấn cơ sở tháng 3-2015, giảm 17 đô la/tấn so với cuối tuần trước (biểu đồ 2).

Giá cà phê nguyên liệu sáng nay 6-12 trên các tỉnh Tây Nguyên đang được giao dịch quanh mức 40,5 triệu đồng/tấn, bằng giá cuối tuần trước dù giá kỳ hạn giảm.

Bẫy giăng đầu mùa

Giá kỳ hạn giảm nhưng giá cà phê nguyên liệu đứng vững đã làm cho những ai bán xuất khẩu với mức chênh lệch thấp trước đây phải lo lắng. Thật thế, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VICOFA tại hội nghị cho biết rằng trước đây một số doanh nghiệp nghe tin đồn được mùa, đã vội bán xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ với giá thấp như trừ 100-110 đô la/tấn dưới giá niêm yết, nay ắt phải lo lắng. Bán xuất khẩu với mức “trừ lùi” giá rẻ sẽ rất khó mua được hàng trước một thị trường luôn ngóng giá cao như hiện nay nếu họ không chấp nhận cắt lỗ.

Càng rủi ro hơn khi nhiều người không thể mua hàng thực quay sang mua hàng giấy hay còn được gọi là hàng ảo trên mạng. Đây là một dạng đầu cơ giá lên vì họ cứ nghĩ rằng khó mua hàng thực, mua hàng giấy “lấy may” bù vào.

Cấu trúc “vắt giá”, giá tháng giao hàng gần cao hơn giá tháng giao hàng xa là cơ sở để những người này quyết định lao lên sàn mua hàng ảo để mong gỡ gạc cho hàng thực đã bán nhưng chưa mua được hàng. Vì theo lý thuyết, cấu trúc “giá vắt” biểu thị cho thiếu hàng, cần hàng giao nhưng họ quên rằng đấy chỉ là các thao tác thanh lý trên giấy tờ, thủ tục tài chính (nên mới gọi là “hàng giấy”). Thế nhưng, thực tế những gì xảy ra trên sàn tuần qua có thể khẳng định rằng họ đã mắc bẫy. Cấu trúc vắt giá biến mất với đợt giá lao xuống khi giá tháng giao ngay 11-2014 (spot month) chấm dứt. Chỉ sau vài ngày, đến sáng nay 6-12, giá tháng 1-2015 nay trở thành tháng giao hàng chính đã xuống thấp hơn các tháng giao sau theo bảng giá đóng cửa sàn robusta Ice châu Âu khuya hôm qua:

Mua hàng giấy lúc giá cao, nay giá quay xuống thấp, thị trường đã đưa họ vào bẫy. Có hai lựa chọn đều khó khăn cho người mua hàng giấy: hoặc là đóng thêm tiền để bảo toàn vị thế mua, hoặc phải thoát khỏi vị thế ấy bằng cách bán giá thấp chịu lỗ.

Đấy không phải là lần đầu. Nhưng cái khó không chỉ riêng cho họ mà còn để lại cho người có hàng thực là trong khi nông dân và các nhà xuất khẩu đang đấu tranh cho giá cao, thì đầu cơ hàng giấy nhảy vào phá thế trận. Thực tế, họ mua khống hàng giấy để mong giá cao bán ra, nhưng đâu biết rằng đầu cơ cá mập bắt bài, dìm giá để treo họ trên sàn với các hợp đồng mua giá cao. Một khi đua nhau bán thoát thân, là lúc họ kích thêm người có hàng thực bán ra do tâm lý sợ giá rớt, sẽ tạo nên những thảm cảnh đau lòng vì bán tháo dây chuyền.

Nguồn: Nguyễn Quang Bình (TBKTSG Online)

Quy định thuốc bảo vệ thực vật tại VN

Thuốc BVTV vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài gần 100% hoạt chất, 90% phụ gia và 50% chế phẩm, chủ yếu từ Trung Quốc
Ngành thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của Việt Nam còn non trẻ, sản xuất chưa đủ để phục vụ nhu cầu của ngành nông nghiệp trong nước. Nhưng thay vì hỗ trợ ngành này phát triển, những quy định xa rời thực tế trong dự thảo thông tư về quản lý thuốc BVTV đang khiến ngành này có nguy cơ không thể lớn được. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Những bất cập trong công tác quản lý thuốc BVTV” diễn ra sáng 17-12 tại Hà Nội

Tất cả quy định của dự thảo đều xa rời thực tế

Tại hội thảo, ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội hoá chất và Nông nghiệp Hà Nội, dẫn số liệu thống kê trên thế giới cho hay năng suất cây trồng trước thu hoạch bị thiệt hại khoảng 13,8% do côn trùng, 11,6% do các loại bệnh như nấm, vi khuẩn, vi rút và khoảng 9,5% do dịch hại. Tổng năng suất cây trồng bị tổn thất lên đến trên 30%. Vì thế, thuốc BVTV có vai trò không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

Song, đến nay ngành sản xuất thuốc BVTV của Việt Nam chưa phát triển, vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài gần 100% hoạt chất, 90% phụ gia và 50% chế phẩm, chủ yếu từ Trung Quốc. Hầu hết các loại thuốc nhập về đều ở dạng nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm sau đó được gia công, đóng gói và cung ứng ra thị trường.

Nhưng thay vì có những cơ chế chính sách hỗ trợ ngành phát triển thì nội dung của Dự thảo Thông tư về quản lý thuốc BVTV lại có nhiều quy định gây bức xúc trong các doanh nghiệp. “Dự thảo thông tư quản lý thuốc BVTV có hơn 100 điều khoản thì cũng có hơn 100 vấn đề xa rời thực tế. Các nhà quản lý hình như đang giành phần dễ dàng cho mình, còn sức ép dồn về các doanh nghiệp thuốc BVTV,” ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV (VIPA) nói.

Theo ông Trần Quang Hùng, Chủ tịch VIPA, việc đặt ra những quy định trong dự thảo sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, khó thực hiện và gây tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp.

Ví dụ về quy định đăng ký thuốc, dự thảo thông tư quy định: Điều kiện đầu tiên để đăng ký sản phẩm vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam là phải có giấy uỷ quyền của doanh nghiệp nước ngoài sản xuất ra loại hoạt chất đó và bán cho doanh nghiệp Việt Nam, bất kể loại hoạt chất đó đã hết thời gian bảo hộ quyền phát minh sáng chế; Giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước sở tại về doanh nghiệp thuốc BVTV của nước sở tại; Giấy hợp pháp hoá lãnh sự quán nước ta tại nước sở tại.

“Đây là những quy định không cần thiết, trái với xu thế tự do thương mại hoá trên thế giới khi những hoạt chất thông dụng (generic) đã hết thời gian bảo hộ quyền phát minh sáng chế hoàn toàn được tự do thương mại. Đồng thời những giấy tờ còn lại cũng không dễ gì có được,” ông Hùng nói.

Hay như quy định sản phẩm đăng ký phải có các số liệu độc tính do phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO tiến hành các thí nghiệm và có báo cáo thử nghiệm kèm theo. “Đây là những quy định không có khả năng thực hiện vì Việt Nam vẫn chưa có phòng thí nghiệm thuốc BVTV đạt các tiêu chuẩn trên,” ông Hùng nhấn mạnh.

Một ví dụ khác, theo ông Thiệu, trên một đồng lúa có nhiều loại cỏ lá rộng, lá hẹp, một lá mầm, hai lá mầm....nên nông dân có thói quen trộn 2-3 loại thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại. Nhưng dự thảo thông tư này lại không cho đăng ký các loại thuốc hỗn hợp. Hiện nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng hỗn hợp các hoạt chất trừ dịch hại thì việc quy định này là không cần thiết.

Lo không cạnh tranh được khi hội nhập

Song, bên cạnh những quy định được cho là “khắt khe” thì có một vấn đề mà lâu nay dư luận rất quan tâm là vấn đề giá thuốc BVTV thì dự thảo thông tư lại không hề nhắc tới.

Ví dụ, thông tư chưa có quy định cụ thể biện pháp khuyến khích việc đưa các chế phẩm sinh học vào đồng ruộng, thay thế dần các loại thuốc BVTV có hàm lượng cao. Trong khi đó, hiện việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở trong phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử nên giá thành còn cao.

Thực tế, trước khi có dự thảo này, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT, mới áp dụng được hơn 1 năm, chưa bộc lộ hết ưu, nhược điểm; các doanh nghiệp thực hiện đang còn phải điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp thì nay lại ra đời dự thảo thông tư mới với nhiều điều khoản khác hẳn, gây tốn kém, lãng phí công sức, tiền của của các doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó chủ tịch VIPA, các quy định trong thông tư này hầu hết có tính áp dặt, mệnh lệnh hành chính, có nhiều đoạn trong thông tư còn chưa rõ nghĩa, khó hiểu. Điều đó sẽ gây ra hiện tượng các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuốc BVTV ở địa phương sẽ hiểu và áp dụng các quy định một cách khác nhau, không thống nhất, phát sinh tiêu cực.

Sang năm 2015, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, rào cản thuế quan được gỡ bỏ, kinh doanh giữa các nước sẽ thông thoáng hơn...thì những quy định trên tự gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động đối với ngành hàng kinh doanh có điều kiện này và chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nước nhà.

Nguồn: TBKTSG Online

Ngành điều phụ thuộc vào nhập khẩu

Nguồn điều trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% tổng công suất thiết kế.
Theo đề án phát triển điều bền vững đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) thông qua, trong những năm tới, ngành điều Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do nguồn cung trong nước không tăng.

Theo đề án nói trên, đến năm 2020, tổng diện tích điều cả nước là 300.000 héc ta, sản lượng điều thu hoạch hằng năm là 400.000 tấn. Như vậy, sản lượng điều thô sản xuất trong nước không tăng so với hiện tại và Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nguồn điều thô nhập khẩu.

Theo Bộ NN – PTNT, hiện công suất chế biến của các cơ sở, doanh nghiệp của cả nước vào khoảng gần 1 triệu tấn điều thô mỗi năm nhưng nguồn điều trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% tổng công suất thiết kế (tùy theo từng năm). Do đó, ngành điều phải nhập khẩu từ các nước châu Phi, Indonesia, Campuchia. Năm nay, Việt Nam phải nhập khoảng 600.000 tấn điều thô từ những quốc gia nói trên, tiếp tục tăng so với năm trước.

Năm 2012, Việt Nam nhập 328.000 tấn điều thô, bằng lượng điều thô sản xuất trong nước, nhưng nay con số nhập khẩu đã gần gấp 2 lần lượng điều sản xuất trong nước.

Một phần nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu điều thô ngày càng nhiều là do năng suất vườn điều hầu như không tăng, trong khi diện tích trồng điều lại giảm. Hiện năng suất trung bình của cây điều vào khoảng 1 tấn/héc ta và giá điều thô trong những năm qua chỉ ở quanh mức 25.000 đồng/kg.

Thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN – PTNT cho thấy lợi nhuận người dân trồng điều chỉ bằng 20% so với người trồng cà phê, 7% với hồ tiêu. Do đó, người dân trồng điều ở các tỉnh đã chặt cây điều để chuyển sang những cây trồng khác có giá trị cao hơn. Theo Cục Trồng trọt, mỗi năm có 15.000 héc ta cây điều bị chặt bỏ.

Trong đề án phát triển điều bền vững, Bộ NN – PTNT quy hoạch 4 tỉnh là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận là vùng trồng điều trọng điểm cả nước ở với tổng diện tích là 200.000 héc ta, còn lại 100.000 héc ta ở các tỉnh như Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Ninh Thuận...

Nguồn: TBKTSG Online

Xuất khẩu gạo năm 2014 & dự báo năm 2015

Xuất khẩu gạo năm 2014 là một cuộc cạnh tranh khốc liệt; đồng thời dự báo khó khăn này vẫn tiếp tục trong năm 2015
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 18-12-2014 cả nước đã xuất khẩu khoảng 5,96 triệu tấn gạo, giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả năm 2013. Sang năm 2015, tình hình xuất khẩu gạo dự báo sẽ tiếp tục khó khăn.

Mục tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo trong cả năm 2014, giảm nhẹ so với mục tiêu 6,5 triệu tấn dự báo hồi đầu năm.

Năm 2014: cạnh tranh khốc liệt

Trong số gạo xuất khẩu trên, thị trường châu Á, châu Phi chiếm 83% lượng gạo xuất khẩu, còn lại là xuất sang thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 biến động khá mạnh trong bối cảnh bị cạnh tranh khốc liệt. Gần như trong suốt cả năm 2014, giá gạo Thái Lan rẻ hơn gạo Việt Nam – điều hiếm thấy trong lịch sử do Thái Lan có nguồn cung dồi dào, và đồng baht Thái nhiều giai đoạn mất giá mạnh khiến giá gạo Thái quy ra đô la Mỹ trở nên rẻ hơn.

Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, năm 2014 cũng ghi nhận việc xuất khẩu được khối lượng gạo lớn sang Philippines, Malaysia và Indonesia, đồng thời vẫn duy trì tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc kể cả trong giai đoạn căng thẳng ở Biển Đông.

Sau khi giảm giá trong quí 1 (372 đô la Mỹ/tấn với loại 5% tấm vào trung tuần tháng 3), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc trở lại từ khi ký được hợp đồng lớn 800.000 tấn với Philippines.

Xuất khẩu gạo qua đường mậu biên sang Trung Quốc bị gián đoạn trong khoảng thời gian ngắn khoảng 5-6 tuần (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7) do chính sách kiểm soát chặt chẽ gạo nhập khẩu trên toàn biên giới của nước này. Nhìn chung xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2014 vẫn tiến triển tốt, song tiến độ xuất khẩu sang thị trường này năm 2014 không còn đều đặn như những năm trước.

Tính chung trong cả năm 2014, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 439 đô la Mỹ/tấn (giá FOB) tăng 2% so với năm ngoái.

Năm 2015 vẫn nhiều khó khăn

Bước sang năm 2015, sau khi cân đối khối lượng gạo đã được giao cho đối tác với hợp đồng đã ký đến cuối năm 2014, doanh nghiệp hội viên VFA vẫn còn gần 1 triệu tấn gạo đang chờ giao cho đối tác trong năm 2015.

Theo một nguồn tin riêng của TBKTSG Online từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, đến cuối năm 2014, đã có tổng cộng khoảng trên 7 triệu tấn gạo được doanh nghiệp hội viên của VFA ký hợp đồng với đối tác.

Dù đã có trong tay lượng hợp đồng xuất khẩu tương đối khá, nhưng trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam, nhận định xuất khẩu gạo năm 2015 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Năng, tuy tín hiệu thị trường đã có như nhu cầu từ Philippines sau ảnh hưởng của cơn bão Hagupit hay nhu cầu từ Indonesia và Malaysia…, nhưng doanh nghiệp trong nước muốn giành được hợp đồng mới buộc phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, quốc gia đang thực hiện chiến lược xả kho gạo không lồ của mình.

Trong khi đó, có thông tin giữa Trung Quốc và Thái Lan đã ký bản ghi nhớ với nội dung Thái Lan sẽ bán cho Trung Quốc 2 triệu tấn gạo trong năm 2015. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích lúa gạo Việt Nam tỏ ra hoài nghi về việc này bởi trước đó, vào năm 2013 cũng từng xuất hiện thông tin Thái Lan đã đạt được thỏa thuận bán 2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc, nhưng kết quả Thái chỉ bán được khoảng trên 300.000 tấn.

Một nguyên nhân khác cũng khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không mấy lạc quan là Ấn Độ, Pakistan cũng đang giảm giá mạnh đối với phân khúc gạo cấp trung bình và thấp để cạnh tranh với Việt Nam.

Thực tế, nếu như gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với giá 380-390 đô la Mỹ/tấn, thì của Ấn Độ và Pakistan cũng lần lượt được chào bán ở mức tương đương, khoảng 385-395 và 380-390 đô la Mỹ/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam là 350-360 đô la Mỹ/tấn, thì của Ấn Độ và Pakistan là 350-360 và 335-345 đô la Mỹ/tấn.

Theo: TBKTSG Online

Vùng nguyên liệu trong xuất khẩu gạo

Từ 1-3-2015, thương nhân xuất khẩu phải có vùng nguyên liệu tương ứng với lượng gạo xuất khẩu trước đó.
Theo quyết định, quy mô tối thiểu ban đầu và lộ trình tối thiểu tăng dần vùng nguyên liệu của thương nhân giai đoạn 2015-2020 được Bộ Công Thương xác định dựa trên lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2013 của từng thương nhân.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020. Mục đích của quy định này là chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân với nông dân, gắn kết lợi ích với trách nhiệm các bên trong quan hệ liên kết.

Đối với những thương nhân xuất khẩu gạo dưới 50.000 tấn/năm, trong năm đầu tiên phải xây dựng vùng nguyên liệu là 500 héc ta, từ năm thứ hai trở sẽ tăng thêm 300 héc ta mỗi năm. Thương nhân có lượng gạo xuất khẩu từ 50.000 đến dưới 100.000 tấn gạo/năm, năm đầu làm 800 héc ta, những năm sau mỗi năm tăng thêm 500 héc ta.

Với những thương nhân xuất khẩu từ trên 100.000 đến dưới 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 1.200 héc ta, những năm sau mỗi năm tăng thêm 800 héc ta. Còn thương nhân xuất khẩu từ 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 2.000 héc ta và những năm sau tăng thêm 1.500 héc ta.

Trong quyết định này, Bộ Công Thương cũng đưa ra ba phương thức xây dựng vùng nguyên liệu để thương nhân lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Theo đó, doanh nghiệp có thể xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn, thứ hai là không xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn mà chỉ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo với hộ nông dân hoặc đại diện của nông dân trồng lúa. Thứ ba là xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa.

Tuy nhiên, theo phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cũng may là trong quyết định nói trên của Bộ Công Thương không làm khó cho doanh nghiệp vì đưa ra nhiều phương án cho doanh nghiệp lựa chọn. Vì thế, đối với những doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để làm cánh đồng lớn sẽ chọn phương án ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã. Cách này, về lý thuyết có ưu điểm là doanh nghiệp sẽ không lo bị thương lái mua hết lúa vì đã có hợp đồng mua bán với nông dân rồi.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15-20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Theo quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Quyết định có hiệu lực từ ngày 10-12 thì những doanh nghiệp khi tham gia vào xây dựng cánh đồng mẫu lớn ngoài việc được ưu tiên có được những hợp đồng xuất khẩu gạo của Chính phủ còn được hỗ trợ những tài chính khác như thuê đất, xây dựng nhà máy xay xát, thuốc bảo vệ thực vật cũng như tiền tập huấn cho nông dân.

Nguồn: TBKTSG Online

Giá gạo tăng sau thông tin tạm trữ 1 triệu tấn

Cùng với tình hình xuất khẩu khả quan, giá gạo Việt Nam càng tăng sau thông tin tạm trữ 1 triệu tấn
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện nguồn cung lúa, gạo từ vụ lúa Đông Xuân 2014-2015 của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang cao, nhất là sản lượng trong tháng 2 và tháng 3 đã lên tới 3,65 triệu tấn quy gạo.

Trong khi đó, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo trong quí 1-2015 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cụ thể từ VFA cho thấy, lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo đến ngày 31-1-2015 chỉ khoảng 1 triệu tấn, trong đó còn 504.000 tấn từ năm 2014 chuyển sang. Điều này khiến cung vượt qua cầu, kéo theo giá lúa gạo trong nước sẽ có xu hướng giảm đáng kể.

Thời gian mua tạm trữ tính từ 1-3 đến hết 15-4. Phương thức tạm trữ sẽ thông qua đầu mối Hiệp hội Lương thực (VFA) phối hợp với UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa gạo cho các doanh nghiệp có tính đến sản lượng lúa hàng hóa của từng địa phương và ưu tiên tiêu thụ lúa hàng hóa từ cánh đồng mẫu lớn.

Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất ngân hàng tối đa 4 tháng cho doanh nghiệp mua tạm trữ kể từ ngày mua đến hết 1-7.

Thông tin Chính phủ quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo phát đi trong ngày hôm qua (13-2) đã khiến giá lúa gạo thị trường nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn đang tăng càng tăng mạnh thêm.

Ngoài tác động tích cực từ thông tin Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ, việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia tăng mạnh cũng kích thích giá lúa gạo tăng mạnh trở lại thời gian gần đây. Hiện gạo nguyên liệu của giống lúa IR 50404 được các doanh nghiệp tại Cần Thơ mua vào với giá 6.300-6.400 đồng/kg và 7.150-7.200 đồng/kg đối với gạo thành phẩm, tăng tổng cộng 200-300 đồng/kg so với mức giá cách đây một tuần,

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, chỉ tính riêng các hợp đồng đã thống kê được, tính đến thời điểm này, doanh nghiệp trong nước đã có lượng hợp đồng xuất khẩu ít nhất khoảng 1,24 triệu tấn, bao gồm khoảng 700.000 tấn của năm 2014 chuyển sang; 240.000 tấn vừa ký với Malaysia hồi đầu tháng 2 và 300.000 tấn thỏa thuận bán cho Cuba theo Biên bản thỏa thuận của kỳ 32, Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Cuba được ký hồi đầu năm 2015.

Nguồn: TBKTSG Online

Nhu cầu phân bón - cung đã vượt cầu

Nguồn cung phân urê trong nước đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu, không chỉ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn dư lượng phục vụ cho xuất khẩu

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) dự kiến, năm 2015, sản lượng phân urê dự kiến đạt 2,2 triệu tấn (tương đương năm trước); phân NPK đạt 3,4 triệu tấn (tăng 32%); phân lân đạt 1,59 triệu tấn.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, một số loại phân bón chính như urê, NPK, lân, vốn có ảnh hưởng lớn trên thị trường, năng lực cung cấp của các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Riêng nguồn cung phân urê trong nước đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu, không chỉ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn dư lượng phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, sản lượng của các nhà máy như Đạm Phú Mỹ là 800.000 tấn, Đạm Cà Mau là 800.000 tấn, Đạm Ninh Bình là 560.000 tấn, Đạm Hà Bắc là 500.000 tấn…

Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, năm 2014, nhu cầu phân bón hóa học cho sản xuất nông nghiệp trong nước đạt khoảng 11 triệu tấn các loại. Nguồn cung phân bón tiếp tục tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, tuy nhiên không có nhiều biến động về giá cả.

Nguồn: TTXVN/ Vietnam+

Sẽ nhập khẩu 81000 tấn đường - 2015

Hàng năm Việt Nam phải nhập tối thiểu 70.000 tấn đường theo cam kết khi gia nhập WTO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Công Thương đã thống nhất hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2015 là 81.000 tấn. Tuy nhiên, việc giao nhập khẩu đường đang được các bộ tính toán để đảm bảo lợi ích giữa các doanh nghiệp, tránh tình trạng xin cho như những năm qua.

Trong văn bản số 10388/BNN-CB gửi Bộ Công Thương mới đây, Bộ NN-PTNT đã thống nhất về con số 81.000 tấn đường nhập khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, về cơ chế nhập khẩu, Bộ NN-PTNT đề nghị nên có cơ chế công khai, minh bạch và tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp.

Trước đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị liên bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương thay đổi cơ chế nhập khẩu đường.

Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng đường tối thiểu là 70.000 tấn theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), song cơ chế nhập khẩu vẫn là giao trực tiếp cho các doanh nghiệp mà không qua đấu thầu công khai.

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2014 Việt Nam nhập khẩu khoảng 77.200 tấn đường. Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch nhập 40.000 tấn đường cho các doanh nghiệp chế biến, số còn lại cấp cho một số nhà máy tinh luyện đường trong nước; ví dụ như Mía đường Biên Hoà được cấp hạn ngạch nhập 15.000 tấn, Thành Thành Công Tây Ninh 10.000 tấn, Mía đường Lam Sơn 5.000 tấn...

Theo ông Long, cơ chế phân giao này gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp mía đường trong nước vì doanh nghiệp được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường sẽ được hưởng lợi lớn từ chênh lệch giá đường giữa trong và ngoài nước.

Hiệp hội Mía đường đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương thay đổi cơ chế phân giao bằng cơ chế đấu thầu nhập khẩu đường. Phần chênh lệch đấu thầu sẽ được thu vào ngân sách nhà nước, tránh xảy ra cơ chế xin – cho, phát sinh tiêu cực như hiện nay.

Tuy nhiên, tới nay, theo ông Hà Hữu Phái, Trưởng đại diện Hiệp hội Mía đường tại Hà Nội, Hiệp hội vẫn chưa họp bàn với liên Bộ về cơ chế phân bổ hạn ngạch nhập khẩu đường mới theo công văn 9604 của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vì thông thường việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu thường tiến hành vào những tháng cuối năm khi kết thúc vụ sản xuất mía đường.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính đến ngày 15-12-2014, tồn kho đường khoảng hơn 250.000 tấn và sức mua trong nước vẫn tiếp tục thấp.

Ngoài việc nhập 81.000 tấn đường trong năm nay, liên Bộ còn thống nhất sẽ nhập khoảng 102.000 tấn muối; 46.300 tá trứng gia cầm. Đối với hạn ngạch muối, sẽ phân giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp y tế ngay từ đầu 2015; còn lại hai Bộ sẽ thống nhất thời điểm thích hợp cho việc nhập khẩu để phù hợp với tình hình sản xuất trong nước, không ảnh hưởng đến tiêu thụ của diêm dân.


Nguồn: TBKTSG Online

Giá hồ tiêu Việt Nam - một năm kỷ lục


Giữa lúc nhiều loại hàng hóa trên toàn cầu - từ dầu thô, đến quặng sắt và đậu nành - đồng loạt rớt giá, nông dân trồng tiêu của Việt Nam lại phấn khởi vì được giá.

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

Giám đốc toàn cầu ngành gia vị và nguyên liệu rau xanh Greg Estep tại Olam International Ltd cho biết lượng tiêu thụ đã vượt cung trong gần 8 năm qua, do nhu cầu gia vị tăng vì người châu Á dùng nhiều thịt hơn trước kia.

Sự gia tăng trong thị trường xuất khẩu hạt tiêu trị giá 2,5 tỉ USD trái ngược với tình hình sụt giảm giá hàng hóa trong 4 năm liền do dư cung.

Dữ liệu IPC cho biết sản lượng toàn cầu đạt 375.800 tấn - không đổi so với thập niên trước, dù xuất khẩu tăng 23% lên 278,033 tấn. Tỉ lệ dự trữ /lượng tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu hiện nay ít hơn 10% - giảm từ 75% trong năm 2004.

TÌNH HÌNH HỒ TIÊU TẠI VIỆT NAM

Việt Nam thu hoạch tiêu từ tháng 2 - 4. Cây tiêu thân leo phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới, cao hơn 460m so với mực nước biển.

Năm 2013, Việt Nam thu hoạch 122.000 tấn hạt tiêu, trong khi Indonesia sản xuất 63.000 tấn và Ấn Độ 58.000 tấn.

VPA đánh giá diện tích hồ tiêu cả nước hiện đã vượt trên 60.000ha trong khi quy hoạch của Bộ NN&PTNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ ở mức 50.000ha.

Mặc dù sản lượng tăng nhưng giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với các nước. Cụ thể giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trung bình 9.000 - 10.000 USD/tấn trong khi giá tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ lên đến 12.000 - 13.000 USD/tấn. Giá thu mua tiêu trong nước đã vượt mức 200.000 đồng/kg, cao nhất trong lịch sử. Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Vị thế xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam - 2014

Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu hồ tiêu khi chiếm tới 50% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lưu thông, bình ổn giá cả và thị trường.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam - duy trì vị thế ông lớn.
14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.

Theo Bộ Công Thương, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và năm 2014, xuất khẩu hạt tiêu đạt hơn 1,2 tỷ USD với khối lượng 156 nghìn tấn, tăng 17% về khối lượng và tăng 35% về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt gần 8 nghìn USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam hiện chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu tiêu toàn thế giới.

Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường tiêu thụ nhiều hạt tiêu nhất của Việt Nam, đạt mức tăng trưởng 39,42% về kim ngạch trong năm 2014 với trị giá 254,92 triệu USD, chiếm 21,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.

Đứng thứ 2 là thị trường Singapore, với kim ngạch đạt 106,58 triệu USD, chiếm 8,87%, tăng 67,41%. Tiếp đến thị trường U.A.E đạt giá trị 83,63 triệu USD, tăng 51,58%, chiếm 6,96%; thị trường Ấn Độ chiếm 6,44%, với 77,33 triệu USD, tăng mạnh 113,66%; thị trường Hà Lan chiếm 6,26%, đạt kim ngạch 75,25 triệu USD, tăng 22,33%.

Đáng lưu ý, mức tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất năm 2014 thuộc về các thị trường Pakistan (tăng 120,29%, đạt 34,12 triệu USD); Ấn Độ (tăng 113,66%, đạt 77,33 triệu USD); Malaysia (tăng 108,03%, đạt 12,81 triệu USD).

Thực tế cho thấy, chuỗi giá trị hạt tiêu toàn cầu đã có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiêu hiện khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm 70% sản lượng xuất cả nước. Họ cũng là những doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng mô hình liên kết chuỗi hiệu quả như trực tiếp cùng nông dân tổ chức canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, IPCGap…

Đây là các phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ để có sản phẩm an toàn, chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, xâm nhập trực tiếp vào thị trường cao cấp. Năm 2014, các doanh nghiệp cũng tăng mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá cả gia tăng cao hơn.

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo, năm 2015, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới vẫn tăng, ước khoảng 416 nghìn tấn và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, cần củng cố nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư cho chế biến sâu, chế biến sạch và đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu để khai thác thị trường mới, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2015, Việt Nam dự kiến tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại mới quan trọng có mức độ cam kết sâu, đặc biệt tại các thị trường như EU, Hoa Kỳ, khu vực ASEAN. Điều này tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến và sản xuất hạt tiêu và trong tiến trình đó, tập trung xây dựng các doanh nghiệp mạnh dẫn dắt thị trường để phát triển bền vững là một chiến lược cần thiết.

Nguồn: Báo Công Thương

Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ niên vụ 2013/14

Theo Business Line, dự kiến sản lượng hạt tiêu Ấn Độ năm nay ​​sẽ cao hơn so với mức trung bình, nhưng không có khả năng “tăng gấp đôi hoặc gấp ba” như ước tính ban đầu.
Vụ mùa ở Karnataka, một trong hai bang trồng hồ tiêu chính, được ước tính tăng 30 – 35% so với mức bình thường trong khoảng 35.000 - 40.000 tấn, theo những nông dân trồng hồ tiêu ở các vùng Sakleshpur và Chikmagaluru cho biết.

Sản lượng của bang Karnataka có thể ở trong khoảng 50.000 tấn theo ước tính hiện nay, nông dân Sunil cho biết. Trong khi một số nông dân trồng hồ tiêu khác trong bang thì cho rằng sẽ trong khoảng 70.000 – 80.000 tấn. Thu hoạch tiêu vụ mới đã được bắt đầu ở vùng Sakleshpur và Chikamagaluru.

Hiện nay, các đại lý đã chào bán hạt tiêu vụ cũ với giá 650 Rupi/kg trên cơ sở tiền mặt và tự chuyển đi. Tại một số khu vực trong bang, hạt tiêu vụ mới đã được chào bán giá 450 Rupi/kg.

Theo Uỷ ban Gia vị, diện tích hồ tiêu ở Karnataka là 21.061 ha với sản lượng 16.000 tấn trong vụ năm 2011/12. Diện tích ở đây đã tăng hơn gấp đôi kể từ đó, người trồng tiêu cho biết. Cây hồ tiêu mới sẽ cho hạt sau khi trồng 3 – 5 năm và cho năng suất tốt kể từ năm thứ 5 trở đi.

Trong vụ năm 2011/12, sản lượng tiêu ở bang Kerala 16.500 tấn so với tổng diện tích 172.182 ha. Nhưng người trồng hồ tiêu cho biết một diện tích lớn đất canh tác hiện chỉ là trên giấy. Số lượng cây tiêu có thể ít hơn vài lần.

Tổng sản lượng của vụ năm 2013/14 đã được ước tính vào khoảng 35.000 tấn, bao gồm cả số tồn kho thấp và dự báo sản lượng 2014/15 có thể đạt 70.000 – 75.000 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa được dự báo ở mức khoảng 45.000 – 48.000 tấn.

THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU VIỆT NAM 2014

Năm 2014, sau 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã cán mốc 1,1 tỷ USD. Đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đã về đích ngoạn mục với trên 1,2 tỷ USD. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1/2015, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 49 triệu USD.

Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu Việt Nam được xếp vào nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới. Tại Hội nghị Hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VPA - cho biết, vị thế hạt tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu trong 14 năm liền. Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, hiện nay, hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia.

Về thị trường, Hoa Kỳ, Singapore, UAE, Ấn Độ, Hà Lan là 5 thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam, chiếm đến 50% tổng xuất khẩu của mặt hàng này. Hạt tiêu Việt Nam, đặc biệt là hạt tiêu đen đang ngày càng “được lòng” hầu hết các thị trường. Hiện nay, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng và khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới.

Giữa lúc nhiều loại hàng hóa trên toàn cầu đồng loạt rớt giá, người trồng tiêu của Việt Nam phấn khởi vì được giá. Mức giá trung bình của hạt tiêu năm 2014 đạt trên 7.600 USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch tăng, giá tăng không những giúp đời sống của người dân trồng tiêu được bảo đảm mà còn giúp khẳng định vị thế hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguồn: giatieu.com

Liệu giá cao su đã chạm đáy năm 2015?

Theo VRC trích trong báo cáo IRSG cho thấy đến năm 2020, tổng nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên ước khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó, khoảng 11 triệu tấn dùng để sản xuất lốp xe các loại, còn nhu cầu đối với cao su SVR 3L chỉ khoảng 150.000 tấn, tức chỉ bằng một phần ba sản lượng hiện nay của Việt Nam!
Hiện giá cao su SVR 3L đang ở mức 30 triệu đồng/tấn, mức giá thấp nhất kể từ năm 2008 (tính theo tỷ giá đô la Mỹ). Các doanh nghiệp cao su đang đứng trước thách thức thay đổi chiến lược kinh doanh: sản xuất những mặt hàng cao su thị trường cần hơn là tập trung vào những mặt hàng ít được tiêu thụ như lâu nay.

Liệu giá cao su đã chạm đáy?
Thế giới cần gì?

Giá cao su đã xuống đến mức buộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) phải tổ chức một hội nghị toàn tập đoàn vào cuối tuần trước. Tại đây, các báo cáo đều đề cập nhu cầu thế giới cần gì, và một lần nữa xem lại những sản phẩm Việt Nam đang sản xuất có phù hợp với thị trường hay không. Một kết luận chung là những mặt hàng cao su của Việt Nam hiện nay không đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thế giới. Điều này khác hẳn với Thái Lan - nước có sản lượng cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), năm 2013, bốn nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản đã nhập gần 66% trong tổng số gần 10 triệu tấn cao su thiên nhiên xuất khẩu của các nước, trong đó, nhiều nhất là cao su dùng để sản xuất lốp xe ô tô như SVR 10, SVR 20.

Trong bốn nước xuất khẩu cao su nhiều nhất, Thái Lan - đứng đầu thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên hàng năm, là nước có khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu các loại cao su của các nước nhập khẩu, kế đến là Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất cao su SVR 3L (để sản xuất găng tay, dây thun, đế giày dép) qua Trung Quốc, do nước này có chính sách miễn thuế cho mặt hàng này và do giá SVR 3L thường cao hơn giá SVR 10, SVR 20 khoảng 200 đô la Mỹ/tấn. Có một số công ty từng phải dùng cả văn phòng làm việc để làm nơi chứa vì kho hàng đã đầy ắp cao su SVR 3L.

Mặt khác, thị trường tiêu thụ SVR 3L nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu trong tương lai, vì một lý do nào đó, nước này không còn ưu đãi thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này nữa thì các công ty nhập khẩu có khả năng sẽ chuyển sang nhập cao su SVR 10, SVR 20 có giá rẻ hơn. Với cơ cấu sản xuất chủ yếu là cao su thiên nhiên SVR 3L chất lượng cao, hiện các doanh nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là một bất lợi.

Cơ hội thay đổi

Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giám đốc VRG, cho biết trước đây tập đoàn thường làm kế hoạch kinh doanh từng năm một, nhưng do những biến động của thị trường, nay tập đoàn yêu cầu các công ty con, công ty thành viên lập kế hoạch năm năm và đòi hỏi kế hoạch phải đảm bảo có lãi. “Cao su là cây công nghiệp dài ngày và giá cao su biến động từng năm nên không thể đòi hỏi kế hoạch kinh doanh năm sau cao hơn năm trước mà phải tính một chặng đường dài hơn, cụ thể ở đây là năm năm”, ông Thuận giải thích.

Theo giám đốc một công ty trồng và xuất khẩu cao su ở Đồng Nai, để có thể thuyết phục các cổ đông thay đổi chiến lược kinh doanh, ban giám đốc cần có những con số thuyết phục đi kèm. Ông cho biết, cao su SVR 3L là loại tốt được thu hoạch vào sáng sớm, chỉ vài giờ sau khi vừa cạo mủ xong. Còn SVR 10 hay SVR 20 được thu mủ vào cuối ngày, khi cao su đã đông lại, kèm theo đó là một lượng tạp chất nhất định.

Tuy nhiên, chuyển sang thu hoạch cao su dạng đông (để sản xuất SVR 10, SVR 20), năng suất cạo mủ của một công nhân có thể tăng gấp 1,5 lần, lên khoảng 600 cây/ngày; chi phí tiền lương giảm 20%, tương đương 150 đô la Mỹ/tấn. Bên cạnh đó, sản xuất SVR 10, SVR 20 không sử dụng hóa chất nên chi phí đầu vào cũng giảm theo, khoảng 6 đô la Mỹ/tấn; chi phí vận chuyển giảm 35% và nếu công suất chế biến trên 6.000 tấn/năm thì chi phí giảm thêm 20% nữa, tương đương 20 đô la Mỹ/tấn; chi phí xử lý nước thải cũng giảm 50%, tương đương 7-15 đô la Mỹ/tấn. Tính ra, chi phí sản xuất SVR 10, SVR 20 giảm được khoảng 200 đô la Mỹ/tấn.

Ông này cũng tính toán tới việc nhà máy sẽ hoạt động không tới 70% công suất thiết kế nên thay vì đầu tư nhà máy chế biến mủ SVR 10, SVR 20, ông quyết định cho gia công ở nhà máy khác cách đó gần 100 ki lô mét sẽ có chi phí thấp hơn.

Như vậy, đây là cơ hội để các công ty cao su thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung sản xuất những sản phẩm thị trường đang có nhu cầu cao, đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Theo: Ngọc Hùng, 2014, TBKTSG Online

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết mới thông qua email đăng ký tại đây

© 2013 Thị trường nông sản. All rights reserved.
Designed by Vietlod