Tải bộ dữ liệu VHLSS
Bộ dữ liệu VHLSS được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu kinh tế - xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng, tín dụng vi mô, giáo dục, y tế, việc làm... Với nguồn dữ liệu VHLSS tổng hợp từ mega.co.nz hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đánh giá tính khả thi về dữ liệu trước khi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Đường dẫn tải bộ dữ liệu VHLSS 1993, 1998, 2002-2012
Bộ dữ liệu | Key | Nguồn sưu tầm |
VHLSS 1993 | bfQFTJBaMxsy7cL7nBN4RrsEm4D5eblh_ZpChawn8ag | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 1998 | -oQlkf_sl524n5zDcjUehynNUFTQKzWqrNE7EJ0_gUY | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2002 | s-rKuqygYsqgERYWH6GdCnGpSjTOa_VVcpCNSn2kSkM | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2004 | LZ7ZjQ4F38-BL7jO7aheFt71FXfr1HIVeEb8pEhqW2E | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2006 | Q87fxAjRRcls7Cq6_T7SoMv9FLFotv-iR2CZn_lkuPY | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2008 | Mq9KVPrUvaeUopIFakh50vuhilA6LELTDKTR_uJxIqI | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2010 | vVkxaayqkFvfXNQjP_OVjJDgW7XMcGKvoK7KavAiweA | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
VHLSS 2012 | YD2USkJtQU9yBDaRpvUM1S7s7j8lq0orWnphaECNXDI | Sưu tầm tại: mega.co.nz |
1. Giới thiệu bộ dữ liệu VHLSS
Để đánh giá mức sống phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức sống hộ gia đình. Đặc biệt từ năm 2002 đến 2014, TCTK tiến hành Khảo sát mức sống hộ gia đình (KSMS) Việt Nam 2 năm một lần vào những năm chẵn nhằm theo dõi và giảm sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
2. Thông tin khảo sát trong bộ dữ liệu VHLSS
2.1. Cấp độ hộ gia đình
- Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.
- Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.
- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).
- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ gia đình.
- Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế.
- Tình trạng việc làm, thời gian làm việc.
- Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh.
- Tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, tình hình tín dụng.
- Quản lý điều hành và quản lý rủi ro
2.2. Cấp độ xã/phường
- Một số tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu, gồm: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước.
- Tình trạng kinh tế, gồm: Tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản luợng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.
- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
3. Khai thác bộ dữ liệu VHLSS trong nghiên cứu
Bộ dữ liệu VHLSS là bộ dữ liệu chính thống, bao quát rất nhiều mặt của đời sống hộ gia đình, do vậy, VHLSS được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu học thuật. Tất cả các dữ liệu này được lưu dưới định dạng .dta của phần mềm STATA. Sử dụng STATA hoặc các phần mềm thống kê khác để khai thác được nguồn dữ liệu này sẽ hình thành nên rất nhiều ý tưởng nghiên cứu khả thi và có ý nghĩa thực tiễn, có thể kể đến như:
- Nghèo đói (Poverty): cả đơn chiều và đa chiều
- Bất bình đẳng thu nhập (Inequality income)
- Bất bình đẳng giới (Inequality gender)
- An sinh xã hội (Social wealfare)
- Mối quan hệ giữa tuổi cao & nghèo đói (ages and poverty)
- Tác động của tự do hóa các dịch vụ công cơ bản đối với người nghèo và tầng lớp bình dân
- Việc làm (Labour market)
- Kiều hối (Remittances)
- Di cư (Migration)
- Thu nhập (Income): các yếu tố cấu thành, lương…
- Tiêu dùng nhiên liệu – năng lượng (Fuel and Energy)
- Thực phẩm (Food): hàm cầu các loại thực phẩm…
- Y tế (Health): Chi tiêu y tế, công bằng y tế, bảo hiểm xã hội…
- Giáo dục (Education): chi tiêu giáo dục, suất sinh lợi trong giáo dục…
- Đô thị hóa và sự phát triển của nông thôn (Urbanization and rural development)
- Tín dụng vi mô: tín dụng nông thôn, xóa đói giảm nghèo
... và rất nhiều ý tưởng khả thi dựa trên nguồn dữ liệu này.
Sau đây là một số nghiên cứu trong đã sử dụng bộ dữ liệu này.
- Tác động của thu nhập, giá thực phẩm đến chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình Việt Nam
- Phân tích nghèo theo cách tiếp cận nghèo đa chiều (MPI) tại Việt Nam
- Suất sinh lợi từ đầu tư giáo dục tại Việt Nam
- Bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động Việt Nam.
- Bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe
- Tác động của tín dụng chính thức đối với hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam và tác động của nó lên bộ chi quỹ bảo hiểm y tế.
- Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam.
- Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ gia đình Việt Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh An Giang.
- Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng nông Thôn Bắc trung bộ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng chi tiêu của các hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh tỉnh tư giác Long Xuyên - Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Các yếu tố tác động đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn việt Nam.
- Chính sách phát triển nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá tác động của tín dụng vi mô lên phúc lợi người nghèo vùng nông thôn miền Nam.
- Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: Một số phân tích định lượng ban đầu.
- Ước lượng ảnh hưởng của việc tăng giá điện lên chi tiêu hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế.
- Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam.
- Đánh giá tác động của tín dụng tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.
- Khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình Việt Nam.
- Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của hộ gia đình Việt Nam.
- Phân tích sự bất bình đẳng trong thu nhập: trường hợp nghiên cứu tại huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Nhân tố tác động đến lựa chọn việc làm ở Việt Nam.
- Tác động của mở của thương mại tới thu nhập của người lao động và vấn đề giảm nghèo tại Việt Nam.
- Xác định nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
và rất nhiều nghiên cứu khác (từ khóa: nghiên cứu VHLSS pdf hoặc VHLSS report pdf...)
Thông tin về tác giả
- Tính tình: Vui vẻ, chịu khó, ham học hỏi, thích sáng tạo,
- Quan tâm: Đam mê nghiên cứu về thị trường nông sản Việt Nam,
- Phương châm: Tích tiểu thành đại - Kiên trì thực hiện.