BÀI LIÊN QUAN
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTCK. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTCK. Hiển thị tất cả bài đăng

Đầu tư theo chỉ số - Investing Index fund

“Đầu tư theo chỉ số” được định nghĩa một cách chính thống như là việc nhà đầu tư mua chứng chỉ của một quỹ đầu tư, mà danh mục đầu tư của quỹ này bao gồm một phần hoặc toàn bộ chứng khoán cấu thành nên một chỉ số trên thị trường theo tỉ lệ vốn hóa thị trường phù hợp sao cho mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số thị trường tiến về 0. Một quỹ đầu tư cung cấp chứng chỉ như vậy gọi là quỹ chỉ số (index fund).
Đầu tư theo chỉ số

Như vậy, “đầu tư theo chỉ số” phải thỏa mãn 2 điều kiện tiên quyết:
  • Phải thực sự có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường và hình thành danh mục thỏa điều kiện như đã đề cập. Mức lời hay lỗ của nhà đầu tư, giống như khi đầu tư vào các quỹ đầu tư khác, phụ thuộc vào tình hình lãi/lỗ (performance) của danh mục đầu tư.
  • Tiêu chí của “đầu tư theo chỉ số” phải rõ ràng, tức mục tiêu đầu tư là vào loại chỉ số nào.

Ưu điểm của các Quỹ chỉ số
  • Dễ sử dụng
Ưu điểm lớn nhất của đầu tư chỉ số là nó không yêu cầu bất kì sự hiện diện nào của các nhà đầu tư trong giao dịch. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn chỉ số mà mình muốn đầu tư và sau đó ban quản lý quỹ sẽ thực hiện toàn bộ phần còn lại. Lợi nhuận mà bạn nhận được sẽ chính là hiệu suất và chỉ số đó đã có được trong thời gian đầu tư đó. Các quỹ chỉ số phổ biến nhất trên thế giới là S&P 500, DowJones và Nasdaq.
  • Chi phí thấp
Vì công việc quản lý của các quỹ chỉ số không quá phức tạp nên chi phí bạn phải chi trả cho các nhà quản lý quỹ sẽ thấp hơn hẳn so với các loại quỹ tương hỗ thông thường. Những quỹ năng động có lợi nhuận cao hơn nhưng bù vào đó là mức phí cao cũng những rủi ro song hành.
  • Hiệu quả cao hơn
Các quỹ chỉ số có hiệu suất trong lịch sử tốt hơn các quỹ năng động khác. Họ tự hào rằng mình mang lại lợi nhuận cao hơn trong khi chi phí đầu tư cũng như lệ phí tham gia của nhà đầu tư đều thấp. Quỹ chỉ số mang lại lợi nhuận cao nhờ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư ở một mức chi phí thấp cho các nhà đầu tư. Lợi nhuận sau thuế cao khiến cho các quỹ đầu tư chỉ số trở thành một công cụ khá hấp dẫn các nhà đầu tư.

Nhược điểm của quỹ chỉ số
  • Không có khả năng đánh bại thị trường
Nếu quỹ chỉ số theo đuổi những 'khoảnh khắc' của thị trường như những đối tượng đầu tư khác, họ sẽ thể hiện rằng mình không có khả năng làm tốt hơn thị trường. Những quỹ đầu tư năng động có khả năng điều chỉnh danh mục của mình để tận dụng những thời điểm mà thị trường "có sóng". Thông trường, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thì các quỹ đầu tư chỉ số sẽ mang lại hiệu quả kém hơn so với các quỹ năng động.
  • Hiệu suất của quỹ
Quỹ chỉ số cũng có thể hoạt động kém trong nền kinh tế trì trệ. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào chỉ số S&P 500 vào năm 2000, bạn sẽ thực sự thua lỗ trong vòng một thập kỉ qua. Nếu kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trường chậm hoặc không tăng trưởng thì các quỹ chỉ số sẽ còn hoạt động kém hiệu quả hơn nữa.
Như bạn thấy, các quỹ chỉ số cũng có những điểm lợi thế cũng như bất lợi riêng. Tuy nhiên, chúng thực sự là một công cụ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thụ động đang tìm kiếm sự đa dạng hóa nhanh chóng, dễ dàng với mức chi phí thấp.
Nguồn: NDHmoney.vn

Như vậy, có thể nhận thấy “đầu tư theo chỉ số” như các công ty cung cấp, nhiều khả năng hoàn toàn không tồn tại khâu hình thành và đầu tư vào danh mục cổ phiếu thực thỏa điều kiện. Đây chính là sai biệt lớn nhất về khái niệm “đầu tư theo chỉ số” mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Tuy nhiên, một số sàn vàng đã đưa ra ý kiến cho rằng danh mục đầu tư của họ là có tồn tại. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu danh mục đó có thỏa điều kiện đã trình bày là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số được lựa chọn tiến về 0 hay không? Và cách thức tạo lập danh mục này của các công ty là như thế nào?
Cho dù trong trường hợp nào đi nữa, trong hai trường hợp trên, sàn vàng cũng rất khó theo dấu (tracking) VN-Index. Và như thế, khi nhà đầu tư sử dụng sản phẩm này, nhiều khả năng đồng nghĩa với việc đang chơi một trò chơi cá cược. Ngay cả trong trường hợp VN-Index tăng mạnh, nhà đầu tư thắng lớn, liệu các công ty này có đủ khả năng thanh toán?
Như vậy, có thể nhận thấy việc một số sàn vàng triển khai hoạt động “đầu tư theo chỉ số” không thông qua đầu tư thực hoặc thiết lập danh mục sai nguyên tắc sẽ tạo ra nguy cơ mất thanh toán và vỡ nợ với quy mô lớn trong xã hội. Thiết nghĩ, đây có thể là cơ sở để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra công văn yêu cầu các công ty không được triển khai tổ chức giao dịch sản phẩm đầu tư chỉ số VN-Index.
Nguồn: Người lao động

Quỹ mở - kênh thu hút vốn mới


Thông tư 183 cho phép quỹ mở được phép đầu tư vào 6 loại tài sản gồm: 
  • Tiền gửi ngân hàng (a)
  • Công cụ thị trường tiền tệ, ngoại tệ, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định pháp luật về ngân hàng (b)
  • Trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh (c)
  • Cổ phiếu, trái phiếu giao dịch tập trung hoặc chuẩn bị lên TTCK tập trung (d, e)
  • Chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở GDCK (f).
Điều gây bất ngờ là Thông tư 183 quy định, trong cơ cấu phân bổ tài sản, quỹ mở không được đầu tư quá 49% tài sản vào (a) và (b); không được đầu tư quá 30% vào (a, b, d, e, f) phát hành bởi công ty hoặc nhóm công ty có quan hệ sở hữu. Không quá 20% tài sản vào chứng khoán của một tổ chức phát hành hoặc 10% giá trị lưu hành chứng khoán của một tổ chức phát hành; không quá 10% vào (f). Quỹ mở không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm. ĐTCK sẽ thông tin tiếp về vấn đề này trong các số báo sau.           (Nguồn: ĐTCK)
Khác với quỹ đóng, sau khi huy động vốn thành công, chứng chỉ quỹ của quỹ mở sẽ không niêm yết, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty quản lý quỹ căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV) tại thời điểm thỏa thuận. Ngoài ra, thị giá chứng chỉ quỹ mở sẽ bám sát NAV mang lại lợi thế lớn hơn nhiều so với các quỹ đóng hiện tại như VF1, VF4, BF1,.. luôn có mức chiết khấu giá 40-50% ở thời điểm hiện tại.
Đánh giá tác động của Thông tư số 183/2011/TT-BTC, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng: Khi quỹ mở đưa vào sử dụng sẽ là cơ sở cho việc thành lập các loại hình quỹ khác nhau trong đó có quỹ đầu tư chỉ số (ETF). Quỹ mở cũng có ưu thế trong việc thu hút các nguồn lực trong nước như hình thành các quỹ hưu trí mở, quỹ bảo hiểm,.. và thu hút nguồn lực từ nước ngoài do tính linh hoạt hơn quỹ đóng khi bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán thực sự thuận lợi.
Theo thống kê, các quỹ đầu tư tại Việt Nam có thể đóng theo kế hoạch trong năm 2012 với giá trị thoái vốn khoảng 24.000 tỷ đồng. Với bối cảnh thị trường hiện tại thì việc rút vốn này sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Việc đưa quỹ mở vào hoạt động sẽ mở đường cho việc chuyển đổi của các quỹ và tránh được sức ép thoái vốn của các quỹ đóng theo kế hoạch.
BSC nhận định: Thông tư ra đời giải phóng một phần tâm lý chờ đợi của thị trường về những giải pháp mới, những công cụ tích cực và thiết thực hỗ trợ sức cầu và thanh khoản cho thị trường đang rất thấp hiện nay. Tuy nhiên, với đặc thù linh hoạt nên cơ cấu đầu tư vốn của quỹ mở không ổn định so với quỹ đóng. Dòng vốn có thể rút nhanh khỏi thị trường khi có những biến động bất lợi khiến thị trường chứng khoán dao động giá khá mạnh.
Ngoài ra, với đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam, với quy mô còn nhỏ, đa số nhà đầu tư tham gia trên thị trường là nhà đầu tư cá nhân, tâm lý kinh doanh chủ yếu theo bầy đàn, việc xuất hiện các quỹ mở có thể thúc đẩy thêm yếu tố đầu cơ trên thị trường.  
Vì thế, điều kiện để áp dụng quỹ mở đạt hiệu quả tốt nhất, theo một số công ty chứng khoán, là khi thị trường chứng khoán sẽ có sự phục hồi đáng kể về giá trị giao dịch; thanh khoản thị trường phải đạt mức khá cao là những yếu tố quyết định để quá trình thành lập, huy động vốn của các quỹ mở hoặc chuyển đổi từ các quỹ đóng sang các quỹ mở được thành công và sớm diễn ra trong năm 2012. Hạ tầng công nghệ mới cho sự vận hành của các quỹ mở này khá phức tạp, cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ kỹ thuật của Uỷ ban chứng khoán cho các quỹ khi thành lập hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động.
Nguồn: Báo điện tử Công Thương

5 ưu điểm của quỹ mở - open fund

Theo ông Hiramoto Hiroshi, TGD CTCK của Nhật Bản, quỹ mở có ít nhất 5 điểm hấp dẫn so với các loại hình đầu tư khác. Tại Nhật Bản, mô hình quỹ mở chiếm tới 80 - 90% quỹ đầu tư.
  1. Thứ nhất, quỹ mở luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, với số tiền rút ra gần sát với giá trị tài sản ròng của quỹ.
  2. Thứ hai, với một số vốn không lớn, nhà đầu tư có thể đa dạng danh mục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Trong khi đầu tư theo kiểu nhỏ lẻ như hiện tại, không dễ làm được điều này, nên khó phân tán rủi ro. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản rất muốn đầu tư vào thị trường trái phiếu từ nhiều năm nay, nhưng không thể, do nhiều hạn chế. Khi quỹ mở đi vào hoạt động, việc đầu tư vào thị trường trái phiếu Việt Nam của chúng tôi sẽ có cơ hội được hiện thực hóa.
  3. Thứ ba, danh mục đầu tư của các quỹ mở thường được chọn lọc kỹ lưỡng thông qua đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Điều này góp phần đảm bảo cho khoản mục đầu tư của nhà đầu tư có cơ hội sinh lời tốt hơn so với đầu tư nhỏ lẻ.
  4. Thứ tư, quỹ mở được vận hành bởi một ban đại diện chuyên nghiệp, am hiểu sâu về thị trường, nên trong quá trình đầu tư họ sẽ có sự phản ứng linh hoạt, hiệu quả hơn so với kiểu đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ. Với nhà đầu tư nước ngoài, lợi thế này rất quan trọng, bởi họ không đủ thời gian, nhất là khó có điều kiện tìm hiểu sâu sắc thông tin về doanh nghiệp, về thị trường Việt Nam để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.
  5. Thứ năm, đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi khoản tiền họ chuyển vào Việt Nam mà chưa giải ngân thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, với tỷ lệ gần như không đáng kể. Tuy nhiên, khi tham gia quỹ mở, họ có cơ hội được nhận một tỷ lệ lãi suất hấp dẫn hơn mức lãi suất không kỳ hạn hiện nay.
(Theo Đầu tư chứng khoán)

Tuy nhiên, không phải mọi đặc tính của quỹ mở đều “màu hồng”, vì vẫn tồn tại những bất lợi mà nhà đầu tư cần biết khi cân nhắc tham gia mua chứng chỉ quỹ mở.
  • Chi phí mua bán: Trong hầu hết các giao dịch, nhà đầu tư phải trả một khoản phí để mua (front-end load) và bán (back-end load) chứng chỉ quỹ mở với giá trị dựa trên NAV hiện tại.
  • Tiền mặt dự phòng không hiệu quả. Quỹ mở thường phải duy trì một lượng tiền mặt khá lớn để phòng ngừa việc phải mua lại một số lượng lớn chứng chỉ quỹ. Mặc dù điều này mang lại tính thanh khoản cao cho nhà đầu tư, nhưng nó lại làm giảm lợi suất tiềm năng của danh mục.
  • Tính ổn định của danh mục đầu tư không cao. Công ty quản lý quỹ chịu áp lực phải mua lại chứng chỉ quỹ khi có yêu cầu của nhà đầu tư, vì thế cơ cấu đầu tư vốn của quỹ mở không ổn định so với quỹ đóng. Tăng trưởng NAV nhiều khả năng khó có đột biến do áp lực rút vốn này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dòng vốn có thể rút nhanh khỏi thị trường khi có những biến động bất lợi; và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giao dịch của TTCK.
  • Nhà đầu tư vẫn có thể bị công ty quản lý quỹ từ chối mua lại chứng chỉ quỹ, khi không thể xác định được NAV (trường hợp chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị hủy niêm yết), hoặc khi công ty không bán được tài sản trong danh mục đầu tư (do tài sản bị mất tính thanh khoản hoặc chứng khoán trong danh mục của quỹ nằm trong diện giải thể, phá sản).
  • Hạn chế giao dịch. Hoạt động mua bán thường chỉ diễn ra vào cuối ngày khi việc tính toán NAV hiện tại của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được hoàn tất. Do đó, nhu cầu mua/bán giữa phiên giao dịch không thể thực hiện được.
  • Rủi ro biến động thị trường. Mặc dù hoạt động của quỹ mở luôn được tích cực theo dõi và có thể tính được giá trị NAV của quỹ thường xuyên; nhưng vẫn có những rủi ro đi kèm khi hiệu suất sinh lời phụ thuộc khá nhiều vào mức độ thăng trầm của thị trường.  Nguồn: Vietstock

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết mới thông qua email đăng ký tại đây

© 2013 Thị trường nông sản. All rights reserved.
Designed by Vietlod